Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Ngày càng nhiều người Việt mắc bệnh đái tháo đường

ThS.BS Diệp Thị Thanh Bình, Phó chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng nhanh trên thế giới.

Hội thảo "Sống khỏe mạnh và cân bằng cùng đái tháo đường" diễn ra sáng ngày 5/11 ở TPHCM, do Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam phối hợp với nhãn hàng Glucerna tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường. Chương trình đang được tường thuật trực tiếp trên VnExpress.

BS Diệp Thị Thanh Bình chia sẻ, bệnh tiểu đường đang tăng nhanh ở Việt Nam, với gần 3 triệu người mắc bệnh. Khoảng 65% người mắc đái tháo đường không biết mình bị bệnh. Tỷ lệ người mắc bệnh tăng hơn 200% trong 10 năm qua (2002-2012).

Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Những người có nguy cơ cao là gia đình có người mắc bệnh, ít vận động, chế độ ăn không hợp lý...

Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì… có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường.

Khi mắc bệnh, cơ thể không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hàng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Từ đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Có 2 loại tiểu đường, gồm tuýp 1 và tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi người bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Tiểu đường tuýp 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh. 

Những người bị tiểu đường tuýp 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90-95% người bị tiểu đường trên thế giới là týp 2. Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên. Nhưng hiện nay độ tuổi những người mắc bệnh đã bị trẻ hóa từ 30 tuổi trở lên.

10-15 năm trước, đái tháo đường thai kỳ ít xảy ra, nhưng hiện có dấu hiệu tăng, chiếm 2-8%, xảy ra do sự rối loạn dung nạp gluco ở phụ nữ mang thai. Ở tuần thai 24-28 cần kiểm ra có rối loạn dung nạp đường không.

BS Bình khuyên, khi thấy các triệu chứng như sụt cân không có lý do, khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, đói và mệt mỏi… thì nên đi khám bác sĩ ngay.

Theo Phát Đạt - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ngay-cang-nhieu-nguoi-viet-mac-benh-dai-thao-duong-n297752.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì vậy?
  • Có trường hợp do thói quen ngay sau khi đi tiểu lại uống nước và như vậy sẽ đi tiểu lại trong thời gian ngắn
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY