Dáng đẹp hôm nay

Người phụ nữ đầu tiên được phẫu thuật ghép mặt thành công ở Mỹ đã qua đời

Connie Culp, người đầu tiên ở Mỹ được phẫu thuật ghép gần như toàn bộ khuôn mặt, đã qua đời ở tuổi 57, theo đại diện bệnh viện tư Cleveland – nơi đã thực hiện thủ thuật ghép mặt cho cô vào năm 2008.

Connie Culp qua đời do các biến chứng nhiễm trùng không liên quan đến ca cấy ghép, phát ngôn viên của Phòng khám Cleveland - Andrea Pacetti nói với CNN.

"Connie thực sự là một người phụ nữ dũng cảm, nghị lực, một người truyền cảm hứng về khát vọng sống", tiến sĩ Frank Papay - chủ tịch Viện Da liễu và Phẫu thuật chỉnh hình bệnh viện Cleveland, người thuộc ekip phẫu thuật cho Culp, nói.

"Sức mạnh của cô ấy thể hiện rõ ở chỗ cô ấy là bệnh nhân ghép mặt có thời gian sống lâu nhất cho đến nay", Papay nói: "Cô ấy là một người tiên phong tuyệt vời, quyết định thực hiện ca phẫu thuật ghép mặt của cô ấy đã đem tới một món quà quý giá đối với nền y học nhân loại khi nó thành công".

Culp bị mất một phần giữa khuôn mặt sau khi chịu phát súng từ người chồng vào năm 2004. Bà mẹ hai con ở Ohio bị mù một phần, không thể ngửi và nói, và cô phải dựa vào một vết mổ ở cổ để thở.

Vào tháng 12/2008, cô đã trải qua một cuộc phẫu thuật cấy ghép kéo dài 22 giờ do bác sĩ Maria Siemionow chỉ đạo thực hiện, trong đó khuôn mặt được sử dụng là của một người đã ch*t hiến tặng.

Các lớp mô, xương, cơ và mạch máu, mảnh ghép thần kinh, động mạch và tĩnh mạch đã được ghép nối, các bác sĩ đã lấp đầy những phần còn thiếu trên khuôn mặt cô.

Đó là ca ghép mặt gần như đầu tiên ở Mỹ. Vào thời điểm đó, các bác sĩ tham gia điều trị của Culp nhấn mạnh rằng ca phẫu thuật không phải để thẩm mỹ, mà là để khôi phục các chức năng cơ bản.

Năm 2010, Culp đã gặp gia đình của người hiến tặng khuôn mặt cho cô - Anna Kasper ở Lakewood, Ohio. Người chồng Kasper, Ron Kasper, nói với The Plain Dealer rằng gia đình đã đồng ý hiến tặng khuôn mặt của cô cho ca phẫu thuật của Culp vì "Yếu tố quan trọng nhất - chúng tôi biết đó là điều Anna muốn."

Culp nói với CNN năm đó rằng cô ấy hạnh phúc với ca cấy ghép. "Tôi đã có thể ngửi được ngay bây giờ," cô nói. "Tôi có thể ăn bít tết; tôi có thể ăn hầu hết mọi loại thực phẩm rắn - vì vậy mọi thứ trở nên tốt hơn."

Sinh thời, Culp cũng đã quyết định đăng ký trở thành người hiến tạng cho y học sau khi mất đi.

Có thể bạn quan tâm

    Phép màu đến với chàng trai được ghép mặt để tìm diện mạo mới

  • Người đầu tiên trên thế giới được ghép mặt đã Tu vong do biến chứng

  • “Nghệ thuật dao kéo” được gieo từ thành công của ca ghép mặt hi hữu


Theo baovephapluat.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/nguoi-phu-nu-dau-tien-duoc-phau-thuat-ghep-mat-thanh-cong-o-my-da-qua-doi-1596339770210.html)

Tin cùng nội dung

  • Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp: “ Khi sự sống được sẻ chia” và Lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, tạng.
  • Ngày 11/10, đoàn công tác của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người phối hợp với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã kết thúc đợt tập huấn, cung cấp những kiến thức về Ch?t não và các vấn đề liên quan đến hiến, ghép tạng,
  • SKĐS: Hướng tới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990 - 26/10/2015), ngày 9/10, tại Hà Nội, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tổ chức Hội nghị khoa học Điều dưỡng lần thứ VII với chủ đề: “Xây dựng môi trường an toàn người bệnh: Những đổi mới trong đào tạo, quản lý và thực hành chăm sóc”.
  • Chiều ngày 25/9, tại lễ xuất viện của hai bệnh nhân được ghép tạng từ người cho ch*t não hiến từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều điều bất ngờ đã được chia sẻ.
  • Chiều tối ngày 12/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tới thăm 2 bệnh nhân ghép tim và ghép gan tại Bệnh viện (BV) Việt Đức từ nguồn tạng hiến tặng.
  • Mỗi ngày tại BV Hữu nghị Việt Đức có từ 2-3 bệnh nhân ch*t não và một năm hơn 11 ngàn trường hợp Tu vong do T*i n*n giao thông có thể hiến tạng.
  • Nhờ công nghệ Hệ thống chăm sóc Bộ phận người (OCS) mang tính cách mạng, quả tim người hiến tặng vẫn có thể hoạt động bình thường trong một chiếc hộp tách rời cơ thể người hiến cho tới giây phút nó được cấy ghép cho người cần.
  • Lễ vinh danh người hiến tạng tại TP.HCM vừa được Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp Bệnh viện Nhi đồng II và Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức đã diễn ra rất xúc động.
  • Đằng sau những ca hiến tạng trên thế giới là những câu chuyện ly kỳ và đầy cảm động, đôi khi người ta cứ ngỡ như trong một cuốn tiểu thuyết hay một câu chuyện cổ tích.
  • Xin chào Mangyte, Em đang muốn tìm hiểu thông tin về việc hiến nội tạng cũng như những gì có thể cho những người cần đến lúc em mất đi. Không phải việc hiến xác cho khoa học, mà là gửi đến những bệnh nhân đang cần những bộ phận ấy, vậy tại Việt Nam có địa điểm cụ thể nào để em tìm hiểu về việc này không ạ. Xin chân thành cảm ơn. (Trương Thị Anh Thoa - anhthoa...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY