Bệnh thường gặp hôm nay

Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em và các phương hướng điều trị tốt nhất

Ngồi lì xem tivi hàng giờ đồng hồ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trĩ.

Bệnh trĩ khá phổ biến ở người trên 30 tuổi. tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ do không được chăm sóc đúng cách cũng có thể dẫn tới bị bệnh trĩ. đặc biệt trong những năm gần đây, tỉ lệ trẻ em bị bệnh trĩ ngày càng cao ở việt nam.

Vì vậy bố mẹ cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng tránh bệnh trĩ cho con.

DẤU HIỆU BỆNH TRĨ Ở TRẺ EM

Bé từ 3 tuổi, đã có thể mô tả rõ tình trạng của mình. vì vậy nếu bé nói cho mẹ biết rằng mình bị khó chịu ở vùng hậu môn thì mẹ nên kiểm tra xem bé có bị bệnh trĩ hay không. sự khó chịu này bao gồm ngứa, đau hoặc chảy máu khi đi đại tiện, khó đi ngoài, sa búi trĩ hoặc phù thũng ở hậu môn ra ngoài.

Đi ngoài khó khăn là dấu hiệu của bệnh trĩ. (Ảnh minh họa)

Đối với bé dưới 3 tuổi, bố mẹ sẽ khó nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ hơn. bé có thể có các triệu chứng khóc khi đi ngoài, táo bón thường xuyên, sưng tấy vùng hậu môn sau khi đi ngoài và trong phân lẫn máu.

Nếu bé có bất kì dấu hiệu nào của bệnh trĩ, bố mẹ nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Ở trẻ nhỏ, các nguyên nhân sau có thể gây ra bệnh trĩ:

- Ngồi bô hơn 10 phút.

- Táo bón thường xuyên.

- Ngồi một chỗ quá lâu.

- Viêm, nhiễm trùng ruột già.

- Di truyền từ bố mẹ.

CÁCH XỬ LÝ BỆNH TRĨ Ở TRẺ EM

Điều quan trọng trong việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ là bố mẹ phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý phù hợp. ngoài ra bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau tại nhà để giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

- Chế độ ăn uống lành mạnh

Một thực đơn đa dạng, phong phú vừa cung cấp đầy đủ vitamin, dưỡng chất cho bé vừa phòng tránh táo bón. Mẹ nên cho bé ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước.

nhan biet dau hieu benh tri o tre em va cac phuong huong dieu tri tot nhat - 2

Bố mẹ nên cho bé ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây. (Ảnh minh họa)

- Đi đại tiện đúng giờ

Mẹ nên rèn cho bé thói quen đi ngày đúng giờ. Tốt nhất mỗi ngày nên đi đại tiện một lần.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ

Sau khi bé đi ngoài cần rửa hậu môn bằng nước ấm và lau sạch.

- Massage bụng

Khi bé bị táo bón, mẹ có thể massage bụng cho bé để bé đi ngoài dễ dàng hơn.

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Xem video: Cách bấm huyệt bàn chân giúp trẻ sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Nguồn Youtube

- Xông hơi với hoa cúc

Mẹ cho hoa cúc vòa 500ml nước nóng ngâm trong 5 phút. Sau đó cho bé xông hơi hậu môn trong vòng 5-6 phút khoảng 1-2 lần một ngày, 5 ngày liên tục.

PHÒNG TRÁNH BỆNH TRĨ Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

Để phòng bệnh trĩ cho bé, bố mẹ cần rèn cho bé có lối sống lành mạnh hơn.

- Uống nước thường xuyên: Uống đủ nước giúp ngăn ngừa táo bón, một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ.

- Chế độ ăn uống phù hợp: Cho bé ăn thường xuyên thành từng bữa nhỏ. Rau xanh, hoa quả giúp bé tiêu hóa dễ dàng. Tránh các thức ăn cay, mặn, dầu mỡ.

- Giới hạn thời gian ngồi máy tính, xem tivi. Ngồi một chỗ quá nhiều cũng là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Hãy cố gắng cho bé đi bộ nhiều và tập thể dục đều đặn.

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải cho biết trên Sức khỏe và Đời sống, trẻ mắc trĩ cần bổ sung thường xuyên các thực phẩm giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh: cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau, đồ ăn lỏng, mềm.

Theo Lê Ánh (Dịch từ Livestrong) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/nuoi-con/nhan-biet-dau-hieu-benh-tri-o-tre-em-va-cac-phuong-huong-dieu-tri-tot-nhat-c10a347180.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY