căn bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em không phải là hiếm gặp. có tới 8% bé gái và 2% bé trai mắc căn bệnh này trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời. việc chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể giúp trẻ ngăn ngừa được các biến chứng y khoa nghiêm trọng.
Thông thường, khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, chúng sẽ được loại bỏ ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện. tuy nhiên, trong một số trường hợp vi khuẩn có thể phát triển mạnh và không được đào thải hết. chúng tấn công vào các bộ phận trong đường tiết niệu dẫn đến viêm và nhiễm trùng.
Căn bệnh này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào của trẻ, bao gồm cả trẻ sơ sinh. nếu viêm lan rộng đến thận, trẻ có nguy cơ gặp nhiều di chứng về sau. do vậy, cha mẹ không nên chủ quan, cần có sự hiểu biết về bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị cho con.
Các triệu chứng của viêm tiết niệu ở trẻ em có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và tuổi của con bạn. khi bệnh mới khởi phát, trẻ có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu nào. bệnh tiến triển nặng hơn thường gây ra các biểu hiện chung như:
Các biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể bị bỏ qua, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do các bé chưa thể nói cho cha mẹ biết được những triệu chứng khó chịu mình đang gặp phải. nếu con bạn trông mệt mỏi và sốt cao mà không bị viêm đường hô hấp, đau tai hoặc các lý do rõ ràng khác về bệnh tật, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định xem liệu con bạn có gặp vấn đề với đường tiết niệu hay không.
Vi khuẩn e.coli được xác định là thủ phạm chủ yếu gây viêm đường tiết niệu ở trẻ. chúng được tìm thấy nhiều trong phân người, phân động vật và được phân bố khắp nơi ngoài môi trường, từ không khí, thực phẩm cho đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. việc không được lau chùi sạch sau khi đi cầu hoặc điều kiện sống kém chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn e.coli xâm nhập vào trong niệu đạo của trẻ và gây viêm.
Khi không được điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong thận và dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như:
Việc chẩn đoán và chữa trị viêm đường tiết niệu ở trẻ kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng y khoa nghiêm trọng, lâu dài.
Nếu nghi ngờ con bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ nhi khoa sẽ đề nghị lấy nước tiểu của bé để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn. Một số cách được thực hiện để thu thập mẫu nước tiểu của trẻ như:
Mẫu nước tiểu sau đó sẽ được đem vào phòng thí nghiệm và quan sát dưới kính hiển vi xem có vi khuẩn không. Mẫu nước tiễu cũng có thể được nuôi cấy để tìm ra chính xác loại vi trùng nào gây bệnh cho trẻ. Điều này sẽ là căn cứ để bác sĩ kê đơn các loại Thu*c phù hợp nhằm tiêu diệt được chúng.
Nếu con bạn đã từng bị viêm đường tiết niệu nhiều lần trước đó, bác sĩ có thể thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp ct, mri, quét thận y học hạt nhân (dmsa)… để tìm kiếm các vấn đề trong đường tiết niệu.
Sử dụng Thu*c kháng sinh là phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em được áp dụng phổ biến hiện nay. Thu*c kháng sinh có thể giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. trẻ thường được dùng Thu*c trong vòng từ 3 đến 10 ngày. sau đó xét nghiệm nước tiểu lại để xem đã hết nhiễm trùng chưa.
Một số trẻ có triệu chứng nặng như sốt cao khó hạ, nôn ói nhiều, có biểu hiện mất nước, nhiễm trùng thận hoặc các bé dưới 6 tháng tuổi thường được đề nghị nhập viện để theo dõi. trường hợp này sẽ được điều trị bằng cách truyền dịch và Thu*c kháng sinh theo đường tiêm tĩnh mạch.
Hãy chắc chắn rằng con bạn được dùng Thu*c kháng sinh đúng liều, đủ thời gian theo phác đồ của bác sĩ, ngay cả khi biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ đã được cải thiện. việc dừng Thu*c quá sớm có thể khiến cho vi khuẩn kháng lại Thu*c và gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Hầu hết các trường hợp, bệnh tình của trẻ có sự chuyển biến rõ ràng trong khoảng một tuần nếu đáp ứng tốt với Thu*c. Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng của con bạn không bắt đầu cải thiện sau 3 ngày kể từ khi bé bắt đầu dùng kháng sinh, hoặc nếu bệnh của trẻ vẫn tiếp tục phát triển nặng hơn.
Không có giải pháp nào giúp ngăn ngừa bệnh viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ tuyệt đối, nhưng bạn có thể thực hiện một số điều sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho con mình:
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể tái phát, điều quan trọng là cha mẹ cần quan tâm theo dõi sức khỏe của con để kịp thời phát hiện và điều trị cho trẻ khi có bất cứ triệu chứng nào quay lại.
thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho con.
Chủ đề liên quan:
biểu hiện cách điều trị điều trị đường tiết niệ đường tiết niệu nhận biết ở trẻ em tiết niệu trẻ em viêm đường viêm đường tiết niệu viêm đường tiết niệu ở trẻ em