Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh đột quỵ, tim mạch, thần kinh, loét chân.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, hãy đi khám ngay lập tức. Vì nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng tới từng bộ phận trên cơ thể, từ đó giảm chất lượng cuộc sống và có thể gây Tu vong.

Các chuyên gia khuyến cáo cứ 3 tháng, mọi người nên đi kiểm tra tổng thể 1 lần. Những người trên 25 tuổi cũng nên thực hiệm kiểm tra bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này.

Bức ảnh này sẽ giúp bạn hiểu được biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ảnh hưởng tới tim

Trái tim của bạn và các mạch máu bị ảnh hưởng đầu tiên khi bạn mắc tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn không điều trị kịp thời, nguy cơ bị đột quỵ và đau tim lên tới 70%.

Ảnh hưởng tới mắt

Bệnh tiểu đường cũng làm tổn hại tới mắt. Một trong những biến chứng phổ biến là võng mạc tiểu đường. Đây là một bệnh có thể phá hủy các mạch máu trong võng mạc.

Trong những trường hợp nguy hiểm hơn, bạn dễ bị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Ảnh hưởng tới thận

Hãy chăm sóc thận bởi vì bệnh tiểu đường có thể gây tổn thưởng tới bộ phận này trước khi bạn phát hiện ra bệnh.

Thận bao gồm hàng triệu mạch máu giúp lọc chất thải trong máu. Khi bạn mắc tiểu đường, nó cản trở quá trình lọc và phát hủy bộ lọc. Khi thận bị tổn thương nặng nề, bệnh nhân sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận.

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Việc thừa đường trong cơ thể có thể phá hủy các bức tường của các mao mạch nhỏ, vốn có chức năng nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt ở chân.

Việc không kiểm soát được đường huyết thậm chí sẽ khiến bạn mất cảm giác ở những nơi bị ảnh hưởng và phá hủy dây thần kinh, gây ra bệnh thần kinh tự trị.

Ảnh hưởng tới chân

Một thực tế là nếu những vết thương hoặc mụn nước không được điều trị kịp thời có thể sẽ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể dẫn tới nhiều vấn đề ở chân, thậm chí phải cắt cả chân.

Theo Boldsky - Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong-n330444.html)

Tin cùng nội dung

  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY