Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Những loại Thuốc gây rối loạn chức năng T*nh d*c của nam giới

Trong quá trình sử dụng Thuốc đề điều trị một số bệnh lý như: cao huyết áp, trầm cảm, động kinh..., một số nam giới bỗng nhiên bị suy giảm hoạt động T*nh d*c. Trong những trường hợp này, nguyên nhân là do Thuốc gây ra các tác dụng phụ, làm rối loạn chức năng T*nh d*c (RLCNTD).
RLCNTD của nam giới với các biểu hiện như: giảm sự ham muốn T*nh d*c, rối loạn cương dương hay rối loạn xuất tinh… Hiện nay, các nhà khoa học ước tính có khoảng 25% loại Thuốc gây ra các RLCNTD ở nam giới!

Hoạt động T*nh d*c là một hoạt động S*nh l* của con người, diễn ra theo một quá trình phối hợp với các cơ quan trong cơ thể của hệ tuần hoàn, hệ Sinh d*c, hệ nội tiết… Trong quá trình này có sự hiện diện của nội tiết tố testosteron và các chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin…

- Testosteron kích thích sự ham muốn và tăng cường lưu thông máu đến cơ quan Sinh d*c.

- Dopamin gây hưng phấn hoạt động T*nh d*c.

- Serotonin gây ức chế hoạt động T*nh d*c.

Do đó, khi tác động của Thuốc làm giảm nồng độ testosteron hay dopamin và ngược lại làm gia tăng nồng độ serotonin trong máu sẽ gây nên sự suy giảm hoạt động T*nh d*c của cơ thể.

Mặt khác, hoạt động T*nh d*c ở nam giới diễn ra theo 4 giai đoạn chính: ham muốn - kích thích - cương cứng D**ng v*t- xuất tinh. Khi một loại Thuốc nào đó, trong quá trình sử dụng tác động ức chế lên một trong 4 giai đoạn này, cũng sẽ gây ra RLCNTD ở nam giới.

Ngoài ra, hoạt động T*nh d*c còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, những loại Thuốc gây ảnh hưởng lên sức khỏe của cơ thể với những tác dụng phụ chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn… sẽ tác động gián tiếp làm RLCNTD.

rối loạn chức năng T*nh d*c ở nam giới

Thuốc chống trầm cảm:

Các Thuốc chống trầm cảm trong quá trình sử dụng thường gây ra rối loạn chức năng T*nh d*c (giảm ham muốn, rối loạn cương dương hay rối loạn xuất tinh…) do làm gia tăng nồng độ serotonin hay gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể (mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ…) như:

- Nhóm Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitryptilin, nortryptilin…

- Nhóm Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): fluoxetin, paroxetin…

- Nhóm Thuốc ức chế men monoamine oxidase (IMAO): phenelzine, isocarboxazid…

Thuốc cao huyết áp:

Các Thuốc cao huyết áp do làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan Sinh d*c nên thường gây ra tác dụng phụ làm suy giảm hoạt động T*nh d*c ở nam giới (giảm ham muốn hay rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh…) như:

- Nhóm Thuốc ức chế men chuyển (ACE):Captopril, Enalapril…

- Nhóm Thuốc đối kháng canxi: Nifedipin, Amlodipin…

- Nhóm Thuốc chẹn b: Atenolol, Propanolol…

- Nhóm Thuốc chẹn b: Prazosin, Doxazosin…

- Nhóm Thuốc lợi tiểu Thiazide: Furosemid, Hydrochlorothiazid…

Thuốc chống động kinh:

Carbamazepin (Tegretol) là Thuốc được sử dụng trong điều trị động kinh khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra rối loạn cương dương.

Thuốc chống loạn thần:

Khi sử dụng trong một thời gian dài, các Thuốc chống loạn thần (Risperidon, chlorpromazine…) thường gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng T*nh d*c của nam giới (rối loạn xuất tinh, rối loạn cương dương…).

Ngoài các Thuốc trên, còn có nhiều loại Thuốc khác cũng gây suy giảm hoạt động T*nh d*c ở nam giới:

- Thuốc kháng histamin (chlorpheniramin, dexchlorpheniramin…).

- Thuốc điều trị viêm loét dạ dày (cimetidin, omeprazol).

- Thuốc giảm mỡ trong máu (simvastatin, clofibrat…).

- Thuốc giảm đau opioid (hydrocodon, tramadol...).

- Thuốc an thần benzodiazepine (diazepam, clorazepam)…

Nam giới khi sử dụng Thuốc, nếu có những “trục trặc” về hoạt động T*nh d*c, cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ, để có hướng xử lý bằng cách điều chỉnh liều dùng hay thay thế một loại Thuốc khác ít hoặc không gây ra ảnh hưởng làm RLCNTD ở nam giới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-loai-thuoc-gay-roi-loan-chuc-nang-tinh-duc-cua-nam-gioi-16992.html)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.