Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Những lưu ý với bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi

Các biến chứng của đái tháo đường (ĐTĐ), nhất là các biến chứng tim mạch, là những nguyên nhân quan trọng gây Tu vong.
Tất cả những người trên 45 tuổi được khuyến cáo nên kiểm tra phát hiện bệnh ĐTĐít nhất 3 năm 1 lần.

Chẩn đoán và điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi có nhiều khó khăn so với những ngườitrẻ tuổi đòi hỏi cả thầy Thu*c, bệnh nhân và gia đình phải có hiểu biết rõ ràng về căn bệnhnày.

Gia tăng tỷ lệ mắc

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng như rối loạn dung nạpglucose như tuổi, giới, chủng tộc, quốc gia, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống và béo phì… trongđó tuổi là 1 yếu tố rất quan trọng.

Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn năm 2003 cho kết quảtỉ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm người dưới 35 tuổi là 0,9% còn ở nhóm 45-54 tuổi là 6,5% và ở nhóm 55-64 tuổicao tới 10,3%. Đồng thời nghiên cứu này cũng đã chứng minh tuổi cao là 1 yếu tố nguy cơ đặc biệt,có liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ.

Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc ĐTĐ ở những người cao tuổi là những thay đổi vềchuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi, do người cao tuổithường phải dùng nhiều loại Thu*c có ảnh hưởng đến đường máu, do lối sống tĩnh tại ít hoạt động vàdo họ thường có béo phì hoặc thừa cân.

Những khuyến cáo quan trọng

Đa số các BN ĐTĐ cao tuổi là ĐTĐ týp 2 (tới trên 95%). Việc chẩn đoán được các BNnày là tương đối khó khăn do các triệu chứng của bệnh thường không có hoặc không điển hình.

Một nguyên nhân khó chẩn đoán ĐTĐ nữa là người cao tuổi thường bị giảm sút trínhớ, hoặc bệnh trầm cảm, bệnh Alzheimer… Chính vì vậy, Hội ĐTĐ Mỹ (ADA) đã đưa ra khuyến cáo là tấtcả những người trên 45 tuổi nên được kiểm tra phát hiện bệnh ĐTĐ ít nhất 3 năm 1 lần, còn với nhữngngười có thêm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ khác như bị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, rốiloạn mỡ máu hoặc gia đình có người bị ĐTĐ… thì cần phải kiểm tra thường xuyên hơn, có thể 2 lần mỗinăm.

Theo các nghiên cứu, có tới 2/3 số BN ĐTĐ trên 65 tuổi có mắc thêm các bệnh mạntính, suy giảm trí nhớ hoặc hạn chế vận động nên không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì vậy rấtkhó áp dụng các phương pháp điều trị ĐTĐ tích cực hoặc phức tạp cho những BN này.

Tại nhiều nước trên thế giới, và ở Việt Nam đã bắt đầu có hiện tượng ngày càngnhiều người cao tuổi được đưa vào sống trong các trại dưỡng lão, sống biệt lập với gia đình và concái.

Những người này nếu mắc bệnh ĐTĐ thì thường không được chăm sóc tốt, và do bảnthân họ không có chế độ dinh dưỡng tốt, giao tiếp khó khăn… nên có nguy cơ cao bị các biến chứngnhư hạ đường máu, loét chân, bị mắc các bệnh nhiễm trùng…

Lưu ý khi điều trị

Ngoài những nguyên tắc điều trị ĐTĐ nói chung, khi điều trị bệnh ĐTĐ ở người caotuổi cần lưu ý thêm những điểm sau:

- Các biện pháp điều trị không dùng Thu*c như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đềuđặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục.

- Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng củađường máu cao (như mệt, khát nước nhiều, đái nhiều…), phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biếnchứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.

- Mức đường máu cần đạt được ở những người già có thể cao hơn những người trẻtuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 - 8 mmol/l, và đường máu sau ăn 2h là 7 - 11mmol/l.

- Hậu quả của biến chứng hạ đường máu ở các BN cao tuổi là cực kỳ nghiêm trọng vàthường để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề.

- Khi mới bắt đầu điều trị bằng Thu*c, các BN ĐTĐ cao tuổi phải kiểm tra đường máuthường xuyên cả trước, sau bữa ăn và có thể cả trước lúc đi ngủ… ngay cả khi BN không hề có biểuhiện bị hạ đường máu.

- Nhìn chung các BN cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại Thu*c điều trị hạđường máu tuy nhiên bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm đánh giá đầy đủ chứcnăng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị.

Phải tuyệt đối tuân thủ những chống chỉ của các nhóm Thu*c điều trị bệnh ĐTĐ.Không nên điều trị cho các BN ĐTĐ cao tuổi bằng các Thu*c nhóm sulfonylurea hay gây hạ đường máunhư chlopropamide hay glibenclamide.

- Trong nhiều trường hợp, việc kiểm soát đường máu ở người cao tuổi có thể rất khókhăn, phức tạp do người bệnh thường phải điều trị đồng thời một số Thu*c khác như lợi tiểu thiazidenhư Hypothiazide (do có tăng huyết áp hoặc suy tim), nội tiết tố tuyến giáp như Levothyroxin (do cósuy giáp), corticosteroid như prednisolone (do bị bệnh viêm khớp, bệnh phổi mạn tính)… là nhữngThu*c có khả năng làm tăng đường máu.

- Khi điều trị bằng insulin thì có nhiều trường hợp chỉ cần tiêm 1 mũi/ngày là đủ,thay vì phải tiêm 2-4 mũi/ngày như các BN trẻ tuổi.

- Và cuối cùng, phải luôn cố gắng kiểm soát thật tốt các bệnh, các yếu tố nguy cơkhác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút Thu*c lá… Luôn nhớ rằng chúng ta phải điều trị bệnhĐTĐ chứ không phải là điều trị kiểm soát đường máu đơn thuần.

AloBacsi.vn
BS Nguyễn Quang Bảy - Phó Trưởng khoa Nội tiết - BV Bạch Mai
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-luu-y-voi-benh-nhan-dai-thao-duong-cao-tuoi-n56099.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY