Tin tức hôm nay

Tin tức

Những người đi từ Cẩm Giàng, Hải Dương về từ ngày 15-1 phải lấy mẫu xét nghiệm

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều 13-2 (tức mùng 2 Tết Tân Sửu), GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế yêu cầu tất cả những người đi từ Cẩm Giàng, Hải Dương về các địa phương từ 15-1 phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm.

Trước những diễn biến dịch bệnh phức tạp tại Hải Dương, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ sự quan ngại trước diễn biến dịch bệnh ở huyện Cẩm Giàng.

Bộ trưởng nguyễn thanh long phân tích: mặc dù cẩm giàng hiện đã phong tỏa nhưng trước đó là đầu mối giao thông khá phức tạp, có sự giao lưu rộng, nên lượng người từ cẩm giàng toả đi khắp nơi đã khá nhiều. do đó đề nghị các địa phương phải giám sát người đi từ cẩm giàng, hải dương trở về. theo đó, người đi từ cẩm giàng trở về các địa phương phải lập tức khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, cần phải giám sát và lấy mẫu xét nghiệm cả người sống cùng nhà với họ “để đảm bảo an toàn hơn”.

Bên cạnh đó, bộ trưởng y tế hoan nghênh hải dương xét nghiệm cho toàn bộ công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước khi trở lại sản xuất sau kỳ nghỉ tết nguyên đán. đồng thời lưu ý tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, các nhà Thu*c trên địa bàn tỉnh hải dương nếu thấy ai có triệu chứng cúm thì phải thông báo cho cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm.

Bộ trưởng nguyễn thanh long đánh giá, các ổ dịch tại hà nội, quảng ninh, hải dương cơ bản đã được kiểm soát tốt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai các biện pháp mạnh mẽ về khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng. các địa phương khác như hà giang, điện biên, hưng yên cũng làm tốt công tác phòng chống dịch.

Bộ trưởng Y tế cho biết thêm, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh.

Về công tác điều trị, hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y, bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Tại cuộc họp, liên quan đến việc truy tìm nguồn lây nhiễm ca mắc covid-19 tại tp hồ chí minh, bộ trưởng nguyễn thanh long cho biết, bộ y tế chỉ đạo các địa phương, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, biện pháp quan trọng nhất là khoanh vùng, cách ly, phòng chống một cách triệt để, không cố theo đuổi nguồn gốc lây nhiễm; đặc biệt, huy động tất cả các biện pháp cần thiết trước tất cả các giả thiết được đưa ra.

Bộ trưởng cho biết, chuỗi lây truyền ở TP Hồ Chí Minh không ở mức độ cao bởi thời gian xuất phát điểm của các ca bệnh đầu tiên ở đây từ 15-17 ngày. Về mặt lý thuyết, có thể lây nhiễm nhanh, nhưng trong trường hợp cụ thể tại đây, lây nhiễm từ chủng A.23.1 tương tự các chủng cũ, thậm chí thấp hơn chủng ở Đà Nẵng, Hải Dương.

Đánh giá cao các biện pháp kịp thời, khẩn trương phòng, chống dịch bệnh của TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, đến nay đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh ở TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, bộ trưởng cũng nhấn mạnh, tp. hồ chí minh vẫn phải triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu càng yên tâm”, đặc biệt cần mở rộng diện xét nghiệm ở các khu vực trọng điểm, lưu ý đến công nhân, người lao động khu công nghiệp.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/nhung-nguoi-di-tu-cam-giang-hai-duong-ve-tu-ngay-15-1-phai-lay-mau-xet-nghiem-635354/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY