Tin y tế hôm nay

Tin y tế

“Nín thở” cứu bé trai mới 15 giờ tuổi mắc bệnh tim hiếm gặp

(MangYTe) - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch trẻ em - Bệnh viện Nhi T.Ư đã cứu sống bệnh nhân N.M.H. (sinh ngày 13/5, ở Nam Từ Liêm) trong tình trạng khẩn cấp khi mắc dị tật tim bẩm sinh tứ chứng Fallot.

Bệnh nhi h. được chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện phụ sản t.ư mắc bệnh tim bẩm sinh. ngày 13/5, bé được chào đời tại bệnh viện phụ sản hà nội và chỉ ngay sau sinh 2 giờ đồng hồ, bé được vận chuyển khẩn cấp sang bệnh viện nhi t.ư. lúc này, trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, cần thở máy, liên tục xuất hiện các cơn tím, spo giảm nặng 50-55%, liên tục tụt huyết áp và mạch chậm.

Các bác sĩ thường xuyên phải cấp cứu tình trạng ngừng tuần hoàn. Trẻ phải sử dụng phối hợp nhiều Thu*c vận mạch liều cao nhưng tình trạng không cải thiện.

Ts cao việt tùng - trưởng khoa điều trị tích cực tim mạch ngoại khoa, trung tâm tim mạch trẻ em, bệnh viện nhi t.ư cho biết, ngoài hẹp nặng đường ra thất phải, bệnh nhi này còn rơi vào tình trạng ống động mạch đã bị đóng nên đây là căn nguyên làm tình trạng bệnh nặng lên.

 Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhi.

Trước diễn biến của bệnh nhi không giống những trường hợp tứ chứng Fallot thông thường, ban lãnh đạo trung tâm đã tiến hành hội chẩn cấp cứu. Ngay sau đó, quyết định mổ cấp cứu được đưa ra nhằm sửa chữa và đưa giải phẫu trái tim của bệnh nhi trở về bình thường, kèm theo điều trị tình trạng tăng áp động mạch phổi vô căn từ thời kỳ bào thai hiếm gặp. Các bác sĩ dự đoán quá trình phẫu thuật cũng như hồi sức sau phẫu thuật sẽ phức tạp.

Ca mổ bắt đầu từ 2 giờ sáng 14/5 khi bé h. 15 giờ tuổi. trải qua 5 giờ phẫu thuật liên tục, với nhiều diễn biến phức tạp trong mổ, bệnh nhân đã được ts nguyễn lý thịnh trường - giám đốc trung tâm trực tiếp phẫu thuật sửa chữa để tim có thể hoạt động giống với tim bình thường. tuy nhiên, diễn biến sau mổ của trẻ xấu dần do tình trạng tăng áp lực động mạch phổi. trẻ được các bác sĩ hồi sức tích cực, thở máy với khí no để giảm áp lực động mạch phổi nhưng không hiệu quả.

Tại thời điểm đó, ê-kíp các bác sĩ hội chẩn đã đưa ra quyết định sử dụng biện pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) cho bé H. đồng thời thông tim chẩn đoán đánh giá giải phẫu động mạch phổi và loại trừ các căn nguyên gây tăng áp lực động mạch phổi khác.

Sau 4 ngày, tình trạng trẻ cải thiện rõ rệt, cai được ECMO nhưng huyết động chưa thực sự ổn định kèm theo tình trạng phù toàn thân và thoát dịch qua mô kẽ. 8 ngày sau phẫu thuật, bé H. được đóng ngực và tiếp tục hồi sức tích cực trong 18 ngày sau đó do tình trạng suy thận, suy tim.

Đến nay, bé H. đã được rút máy thở, tự thở tốt với tình trạng ổn định và chuẩn bị được ra viện trong niềm vui mừng của gia đình và các bác sĩ. Kết quả siêu âm trước khi ra viện cho thấy tim của bé hoạt động bình thường. Áp lực động mạch phổi cũng trở về bình thường.

42 ngày sau khi bé H. hồi phục sức khỏe, TS Trường mới có thể thở phào nhẹ nhõm. “Đây là ca thứ hai chúng tôi phẫu thuật sửa chữa tổn thương tim khi trẻ mới chào đời 8 giờ tuổi, nhưng đây là ca đầu tiên chúng tôi sửa chữa tổn thương do tứ chứng Fallot với những diễn biến sau mổ vô cùng phức tạp. Hồi sức sau mổ là cả một cuộc cân não với chúng tôi”- TS Trường nói.

 Gia đình bệnh nhi cảm ơn các bác sĩ đã nỗ lực cứu sống cho con trai mình.

Theo TS Trường, tứ chứng Fallot là một khuyết tật nghiêm trọng của quả tim, xuất hiện ngay từ thời kỳ bào thai. Phần lớn các trường hợp mắc tổn thương tim bẩm sinh này sẽ cần phẫu thuật khi trẻ được 6 - 9 tháng tuổi, rất hiếm khi cần phải phẫu thuật từ trong thời kỳ sơ sinh.

Đối với những trường hợp tứ chứng Fallot có tình trạng tăng áp lực động mạch phổi (vô căn hoặc tăng áp động mạch phổi từ trong bào thai) ngay sau sinh là rất hiếm gặp, đe doạ tính mạng ngay sau khi ra đời, cần phải phẫu thuật và can thiệp hồi sức khẩn cấp. Kể cả khi phẫu thuật thành công thì tỷ lệ Tu vong cũng rất cao do quá trình hồi sức rất phức tạp và nặng nề, đòi hỏi các bác sĩ hồi sức cần có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành hồi sức tim mạch cũng như hồi sức sau mổ.

Để có thể tiến hành điều trị thành công cho bệnh tim bẩm sinh đặc biệt phức tạp này, ngoài trang thiết bị hiện đại, Thu*c men đầy đủ, cần phải có một ekip đồng bộ bao gồm: nội khoa chẩn đoán, phẫu thuật, gây mê, chạy máy tim phổi nhân tạo và hồi sức đối với trẻ sơ sinh. đây là ca bệnh hiếm gặp với tổn thương phức tạp, nặng nề đã được các bác sĩ của trung tâm tim mạch trẻ em điều trị kịp thời và thành công, mang lại cho trẻ một tương lai mới phát triển bình thường như bao em bé khác. đây cũng là bệnh nhân sơ sinh nhỏ tuổi nhất có tổn thương nặng nề được điều trị thành công tại bệnh viện nhi t.ư.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/nin-tho-cuu-be-trai-15-gio-tuoi-mac-benh-tim-hiem-gap-387872.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY