trẻ sơ sinh rất hay bị nôn trớ, nhưng không phải bậc làm cha mẹ nào cũng biết rõ nguyên nhân cũng như cách xử lí để có thể giảm đi tình trạng này. thông thường, nôn trớ sẽ giảm dần và kết thúc khi trẻ qua giai đoạn sơ sinh.
Đầu tiên, bạn cần phân biệt 2 hiện tượng “nôn trớ” và “nhả sữa” vì cả 2 đều xuất hiện khá thường xuyên ở trẻ sơ sinh. nếu như nhả sữa là chỉ thói quen ngậm sữa trong miệng (chưa nuốt vào) sau đó nhả ra của trẻ, thì nôn trớ liên quan đến dạ dày.
Nói một cách cụ thể hơn, “nôn” chỉ tình trạng các chất trong dạ dày (bao gồm cả dịch vị và thức ăn) bị đẩy lên hầu do sự co bóp của dạ dày kết hợp với hoạt động co thắt của các cơ ở thành bụng. trong khi đó, “trớ” là sự di chuyển của những thứ ở dạ dày từ hầu lên miệng với số lượng ít. nguyên nhân của “trớ” đơn thuần chỉ là sự co bóp của dạ dày. nôn trớ chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh, giai đoạn hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn chỉnh.
Không giống như người trưởng thành, trẻ sơ sinh có thể nôn thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần có thể nôn một ít sữa hoặc phần lớn lượng sữa vừa được bú. một số trẻ sẽ nôn trớ nhiều hơn các trẻ khác, vì các nguyên nhân sau:
Nôn trớ không chỉ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lí mà còn mang đến nhiều hậu quả không mong muốn nếu như cha mẹ không biết cách xử trí. Dưới đây là một số việc bạn cần ghi nhớ khi thấy con mình bị nôn trớ:
– Để trẻ nôn cho hết cơn, tuyệt đối không dùng tay bụm miệng hoặc bịt mũi để ngăn cản cơn nôn, hành động này rất nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị ngạt thở. Việc bạn cần làm là đặt trẻ nghiêng đầu sang một bên để không bị sặc phải chất nôn.
– Làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay để thấm hết chất nôn còn đọng trong miệng.
– Chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ 2 bên lưng để có thể trấn an, đồng thời giúp trẻ ho bật ra ngoài dịch nôn còn sót lại ra ngoài. Sau đó, bạn cởi bỏ quần áo cho bé và dùng khăn thấm nước ấm lau cổ và người.
– Khi cơ thể trẻ đã sạch sẽ và qua đi cơn nôn, cha/mẹ có thể cho con uống từng thìa nhỏ nước ấm hoặc nước biển khô.
– tuyệt đối không dùng Thu*c chống nôn khi chưa có sự cho phép của bác sĩ và tiếp tục theo dõi tình trạng nôn trớ của trẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiếu kì, chúng có thể cho bất cứ thứ gì vừa tầm tay vào trong miệng. và nếu không nhận được sự bảo vệ tốt của phụ huynh, trẻ sẽ rất dễ bị sặc dị vật gây khó thở, nôn trớ. vậy, nếu không may bé của bạn rơi vào tình trạng này thì bạn cần làm gì?
Hãy thực hiện ngay phương pháp Heimlich để loại bỏ dị vật và tránh trường hợp bé bị khó thở. Đây là một phương pháp mà những ai đang có bé nhỏ cũng đều cần biết, nó giúp trẻ tống dị vật ra bên ngoài một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Phương pháp Heimlich được tiến hành theo 2 cách: vỗ lưng và ấn ngực.
Bạn có thể kết hợp cả vỗ lưng và ấn ngực. Sau khi thực hiện xong phương pháp Heimlich, cho dù trẻ có tống được dị vật ra thì bạn cũng cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể kiểm tra một cách tổng quát.
Do cấu tạo dạ dày còn nằm ngang thay vì nằm dọc như người trưởng thành, cũng như tâm vị chưa đóng mở linh hoạt nên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nôn trớ. khi nhận thấy tình trạng này, bạn cần biết cách đánh giá nôn trớ theo các lưu ý sau:
Đối với nôn trớ do những sai lầm của cha/mẹ, cách xử trí sẽ đơn giản hơn nhiều so với do bệnh lí. tham khảo các biện pháp chăm sóc dưới đây để có thể giúp bé hạn chế tình trạng nôn trớ:
nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một tình trạng xảy ra khá phổ biến, vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để có thể ngăn ngừa và xử trí sớm nhất. những thông tin ở trên chỉ mang tính tham khảo, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên thay thế cho tư vấn của bác sĩ.
Chủ đề liên quan:
nguyên nhâ nguyên nhân nôn trớ nôn trớ ở trẻ nôn trớ ở trẻ sơ sinh sơ sinh tình trạng trẻ sơ sinh và các