Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Phải ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?

Bạn đã biết các nhóm thực phẩm và lời khuyên nào có thể giải đáp câu hỏi: Ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày? chưa

“ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?” là câu hỏi về sức khỏe được quan tâm hàng đầu hiện nay. bởi ngày càng có nhiều trường hợp ghi nhận bệnh nhân bị viêm dạ dày do cách ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. vì thế tìm hiểu ăn uống như thế nào để bảo vệ dạ dày là một việc làm cần thiết.

Tác dụng của chế độ ăn uống với viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tên gọi cho các tình trạng liên quan đến viêm niêm mạc dạ dày. viêm dạ dày có thể xảy ra ở dạng cấp tính (xảy ra đột ngột) hoặc mãn tính (xảy ra theo thời gian). có nhiều loại viêm dạ dày khác nhau được gây ra bởi các yếu tố khác nhau. trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò tăng khả năng chữa lành. đồng thời, chế độ ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, thậm chí là tạo ra vết loét, gây tăng nguy cơ ung thư.

Nhìn chung, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. đồng thời, chế độ ăn uống nắm giữ vị trí thiết yếu trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày hiện nay.

Ăn uống như thế nào để phòng tránh viêm dạ dày?

Không phải chế độ ăn nào cũng phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn sẽ phải nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ tiêu hóa để tìm ra chế độ ăn hiệu quả nhất. Hãy thử cân nhắc một hoặc vài gợi ý như:

1. Chế độ ăn chống viêm

Viêm dạ dày đề cập đến việc viêm niêm mạc dạ dày. do đó áp dụng một chế độ ăn chống viêm sẽ giúp giảm thiểu khả năng viêm nhiễm, từ đó giảm đau hiệu quả hơn.

Nhóm thực phẩm thường góp phần gây viêm là:

    Đồ hộp

Vì vậy điều đầu tiên để thực hiện chế độ ăn ngừa viêm dạ dày là hạn chế hoặc loại bỏ thực phẩm tăng khả năng gây viêm ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày. đồng thời, bổ sung các loại thực phẩm có khả năng sát khuẩn, chống viêm tốt cho tiêu hóa như:

    Gừng

2. Chế độ ăn giàu chất xơ

Chất xơ có xu hướng làm chậm sự di chuyển của thực phẩm qua hệ tiêu hóa. đồng thời có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm dịu áp lực trong ruột và dạ dày. có thể nói, bổ sung chất xơ sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm dạ dày hiệu quả. mặt khác, chất xơ đem lại hiệu quả ngừa ung thư ruột già, chống táo bón, làm mềm phân và giảm viêm ruột, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Có thể tìm thấy chất xơ trong các loại thực vật nói chung và các loại ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi nói riêng.

3. Bổ sung thực phẩm giàu Flavonoid

Flavonoid là thành phần chất chống oxy hóa có chứa trong các loại thực phẩm. flavonoid đem lại tác dụng giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. bên cạnh đó, chúng còn có chức năng bảo vệ thành mạch máu, giảm nguy cơ dị ứng và viêm nhiễm. flavonoid đã được chứng minh rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, giúp ích trong quá trình giảm viêm đau.

Một số loại thực phẩm giàu flavonoid là: việt quất, trà xanh, rau xanh (bông cải, củ hành, cải xoăn, rau bó xôi),…

4. Chú trọng thực phẩm ít chất béo

Mỡ động vật, nội tạng động vật không phải là nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày. Ngược lại, các loại thực phẩm ít chất béo sẽ tốt hơn rất nhiều.

Bạn có thể thay thế thịt mỡ bằng các loại thịt như: thịt cá, gà, ức gà tây. Đồng thời, chỉ sử dụng các loại dầu có chiết xuất từ thực vật để nấu ăn hằng ngày.

5. Đừng bỏ qua men vi sinh

Sự phát hiện probiotic là một phát hiện vĩ đại của loài người. lactobacillus và bifidobacterium là những vi khuẩn có lợi xâm chiếm niêm mạc mềm của đường ruột và do đó chữa lành hệ thống tiêu hóa. uống men vi sinh có thể giúp tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng của ruột. đối với những người bị viêm dạ dày và thiếu vitamin b12 , ăn thực phẩm có men vi sinh (hoặc bổ sung men vi sinh) với vitamin b có thể giúp ích rất nhiều.

Sữa chua hữu cơ, dưa cải bắp, kim chi,… là các nguồn cung cấp men vi sinh an toàn.

Lời khuyên

Khi bắt đầu bước vào chế độ ăn phòng ngừa viêm dạ dày, hãy chắc chắn bạn đã ghi nhớ:

thứ nhất, chắc chắn rằng sự thay đổi chế độ ăn uống của bạn là vĩnh viễn. giảm đau và phòng ngừa viêm dạ dày liên quan rất lớn đến việc thay đổi lối sống lẫn khẩu phần ăn của bạn. việc theo đuổi ăn uống lành mạnh cần phải được thực hiện liên tục, dài lâu.

thứ hai, khoa học hóa khẩu phần ăn. ăn một lượng vừa đủ trong mỗi bữa ăn và thường xuyên thay đổi nhiều nhóm thực phẩm sẽ tăng cường thêm hiệu quả của việc ngừa bệnh. tránh ăn quá no hoặc vận động mạnh sau khi vừa ăn no để bảo vệ dạ dày của bạn. bên cạnh đó, chọn các loại thức ăn mềm và uống nước ấm sẽ giúp ích nhiều hơn cho dạ dày của bạn.

Thứ ba, cân nhắc về cân nặng. Giữ chỉ số cơ thể ở mức cân đối luôn tốt hơn việc trở nên thừa cân hoặc sụt kí. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày là một mẹo hay để giúp bạn quản lý tốt hơn cân nặng của bản thân.

Thứ tư, không nên quá nghiêm khắc. Ăn theo chế độ ăn sẽ rất tốt khi đó là một thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Thế nhưng chúng không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm khác. Thay vào đó, bạn nên xem xét việc loại trừ bằng cách hạn chế, giảm bớt ở mức tối thiểu.

thứ năm, thảo luận với bác sĩ. các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về những gì đang làm và liệu rằng mức hiệu quả sẽ đạt được bao nhiêu. đừng quá căng thẳng về việc áp đặt khẩu phần ăn để phòng ngừa viêm dạ dày cho bản thân. ngược lại, bạn nên tập cho mình thói quen sinh hoạt tốt, điều độ và tránh xa các chất kích thích, chất gây hại cho sức khỏe.

Nhìn chung, các nhóm thực phẩm và lời khuyên trên đã phần nào có thể giải đáp câu hỏi: “ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?” tuy nhiên mức độ đáp ứng và phù hợp sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/an-uong-nhu-the-nao-de-tranh-bi-dau-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY