Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái cần phải được chấm dứt

Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình.

Sáng ngày 11/10, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Hội nghị biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số nhân ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10). Tham dự Hội nghị có đại diện 100 gia đình có trẻ em gái chăm ngoan học giỏi được biểu dương.

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh- Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị PGS.TS Hoàng Đức Hạnh- Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, TP Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình/chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hiện nay Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chuyển hướng sang Dân số và phát triển. Kế hoạch hóa gia đình không những góp phần làm giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo Ph* thai không an toàn, đồng thời giảm số ca Tu vong mẹ và Tu vong trẻ em.

“Nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời như hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị; dẫn đến hiện tượng thiếu nữ thừa nam trong độ tuổi kết hôn và dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai”- TS. Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh.

Năm nay, chủ đề Ngày Quốc tế trẻ em gái được Liên Hợp Quốc lựa chọn là “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Phân biệt đối xử đối với trẻ em gái dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này là mặt trái xã hội, là sự vi phạm quyền con người, cần phải được chấm dứt. Bé gái, cũng như bé trai, xứng đáng được hưởng sự yêu thương, cơ hội và quyền bình đẳng trong suốt cuộc đời mình. Bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi của sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Cũng tại hội nghị, Sở Y tế Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm đã tặng quà, biểu dương, khen thưởng 100 gia đình tiêu biểu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan, học giỏi. Các trẻ em gái được biểu dương là những trẻ trong những gia đình sinh con một bề gái, nuôi dạy con tốt và đặc biệt quan tâm tới những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tặng quà, biểu dương đại diện 100 gia đình có trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm nhân ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10)

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết, theo quy luật tự nhiên, trung bình 100 bé gái sinh ra thì tương ứng có từ 104 đến 106 bé trai sinh ra. Ở Việt Nam, năm 1999, tỷ số giới tính khi sinh là 107 bé trai/100 bé gái. Sau 10 năm, vào năm 2009, tỷ số này là 110,5 bé trai/100 bé gái và tăng lên 113,8 bé trai/100 bé gái vào năm 2013. Hiện tại, tỷ số này vẫn dao động xung quanh ngưỡng 114,8 bé trai/100 bé gái. Cả nước đã có 55/63 tỉnh, thành phố có sự chênh lệch giới tính khi sinh với tỷ số giới tính cao hơn 108 bé trai/100 bé gái.

Riêng tại Hà Nội, theo số liệu báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Hà Nội, hiện tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội đang có xu hướng giảm dần, từ 117,6 bé trai/100 bé gái năm 2008, xuống còn 113 bé trai/100 bé gái năm 2018 và tiếp tục giảm trong 9 tháng năm 2019, xuống còn 111 bé trai/100 bé gái.

Ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, can thiệp có hiệu quả, góp phần kiểm soát và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong thời gian tới.Đồng thời, các hoạt động góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc thực thi nghiêm minh pháp luật về giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh, nghiêm cấm các hành vi hướng dẫn, tư vấn, cung cấp dịch vụ lựa chọn, xác định giới tính trước khi sinh trong các cơ sở y tế, tại cộng đồng và trong toàn xã hội.

Mai Hạnh- Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phan-biet-doi-xu-doi-voi-tre-em-gai-can-phai-duoc-cham-dut-n164474.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY