Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Phẫu thuật tim có nội soi hỗ trợ lấy máu cục và thay van 2 lá

Hẹp van hai lá do thấp tim là bệnh van tim phổ biến ở nước ta hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A đường hô hấp trên.
Hẹp van hai lá do thấp tim là bệnh van tim phổ biến ở nước ta hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A đường hô hấp trên. Cơ chế gây bệnh không phải do vi khuẩn vào phá hủy trực tiếp van tim mà thông qua cơ chế miễn dịch: cơ thể hình thành kháng thể chống lại vi khuẩn, kháng thể đồng thời chống lại protein ở tổ chức liên kết của lá van (loại protein này có đặc tính trùng với protein của vi khuẩn). Bệnh thường diễn biến âm thầm qua nhiều năm. Khi người bệnh cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể là lúc đã biến chứng gây hỏng van tim.

Cơ chế vận hành của van hai lá

Cấu trúc giải phẫu van hai lá có hai lá van trước và sau đảm bảo cho máu lưu thông dễ dàng theo một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Ở van tim bình thường 2 lá van tim thanh mảnh, mềm mại được neo giữ vào thành cơ tim bởi hệ thống dây chằng cột cơ. Van tim đóng mở theo nhịp co bóp của tim: trong thì tâm trương cơ tim giãn, lá van mở rộng để máu đi từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; trong thì tâm thu cơ tim co lại lá van đóng kín, máu từ tâm thất trái được bơm ra ngoài hệ thống động mạch đi nuôi cơ thể chứ không chảy ngược lại.

Biến chứng nguy hiểm khi hẹp van hai lá

Khi van tim bị bệnh lá van dày lên, cuộn lại, vôi hóa cứng không di động dẫn đến hậu quả van mở không hết, đóng không kín ảnh hưởng đến lưu thông dòng máu qua lỗ van. Diễn biến của hẹp van hai lá dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng lên tim phổi: tăng áp lực động mạch phổi, loạn nhịp tim, suy tim, phù phổi cấp... Máu cục hình thành trong tâm nhĩ trái là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh hẹp van hai lá do dòng máu lưu thông bị cản trở, chạy quẩn trong buồng tâm nhĩ trái, thường xảy ra ở bệnh nhân hẹp van hai lá bị loạn nhịp tim không được theo dõi điều trị. Máu cục nằm trong buồng tim có nguy cơ vỡ thành từng mảnh nhỏ theo dòng máu đi ra các động mạch tới các cơ quan gây biến chứng nguy hiểm: tắc mạch não, tắc mạch các tạng trong bụng, tắc mạch chân.

Lấy máu cục và thay van hai lá có nội soi hỗ trợ - lợi ích hơn cho người bệnh

Bệnh nhân hẹp van hai lá có máu cục trong buồng tâm nhĩ trái sẽ phải mổ lấy máu cục và thay van tim. Với sự trợ giúp của máy nội soi, phẫu thuật viên sẽ dễ dàng quan sát lấy hết máu cục và làm sạch buồng tim trước khi thay van.

phẫu thuật thay van hai lá là phẫu thuật cơ bản trong mổ tim hở. Phương pháp mổ mở kinh điển: phẫu thuật viên rạch da từ hõm ức tới mũi ức ở chính giữa ngực, cưa đôi xương ức theo chiều dọc, dùng dụng cụ kéo 2 bản xương về 2 phía mở rộng lồng ngực khoảng 15cm để thao tác mổ trên quả tim. Phương pháp có nhược điểm phải cưa xương, vết mổ dài, để lại sẹo xấu. Với sự phát triển của công nghệ, phương pháp mổ ít xâm lấn rạch da ngắn dưới nếp lằn vú giữa 2 xương sườn tránh cưa mở xương ức, sử dụng máy nội soi để hỗ trợ phẫu thuật đã được ứng dụng khá phổ biến ở các nước phát triển từ cuối những năm 1990 của thế kỷ trước. Phương pháp này giảm thiểu sang chấn, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, có tính thẩm mỹ cao. Tại nước ta từ năm 2013 đã bắt đầu áp dụng phương pháp mổ tim ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ (MICS) tại một số cơ sở phẫu thuật, trong đó Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E Hà Nội là một trong những đơn vị sớm ứng dụng và đến nay đã triển khai một cách thường quy không chỉ với phẫu thuật van hai lá mà còn thực hiện được cho nhiều bệnh lý khác: bệnh tim bẩm sinh thông liên thất, thông liên nhĩ, thông sàn nhĩ thất, lấy u nhầy trong tim, sửa van tim...

Để đề phòng biến chứng hình thành máu cục trong buồng tim, các bệnh nhân hẹp van hai lá, tim loạn nhịp phải được uống Thu*c chống đông dự phòng, theo dõi chặt chẽ theo phác đồ chuyên khoa và chỉ định phẫu thuật kịp thời.

ThS. BS. Nguyễn Công Hựu (Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E Trung ương)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phau-thuat-tim-co-noi-soi-ho-tro-lay-mau-cuc-va-thay-van-2-la-22226.html)
Từ khóa: phau thuat tim

Tin cùng nội dung

  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY