Dinh dưỡng hôm nay

Phòng ngừa chứng say nắng cho trẻ em cần lưu ý điều gì?

Mùa hè nắng nóng thường dẫn đến nguy cơ say nắng ở trẻ em, nguyên nhân là do cơ thể chúng tiếp xúc với nắng trong thời gian quá lâu, vượt qua ngưỡng chịu đựng. Say nắng có thể dẫn đến việc rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh.


 

Theo một bài viết để phổ biến kiến thức của Bệnh viện Bạch Mai thì khi trẻ bị say nắng thường có một số dấu hiệu sau:

- Mệt mỏi, mắt có biểu hiện lờ đờ.

- Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.

- Trẻ có cảm giác buồn nôn, ói mửa.

- Có thể xuất hiện tình trạng nhịp thở yếu, nhanh.

- Một số trường hợp trẻ có thể bị ngất xỉu.

- Mạch trẻ có thể nhanh, khó hoặc thậm chí không bắt được.

- Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.
 


Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị say nắng, các bậc phụ huynh cần có biện pháp sơ cứu đúng cách, trong quá trình này cần phải lưu ý thực hiện một số việc sau:

- Nhanh chóng đưa trẻ đến chỗ thoáng, nơi có mái che hay bóng mát.

- Cởi hết quần áo giúp bé nhanh hạ nhiệt và dễ thở.

- Dùng khăn thấm nước ước để đắp lên trán, đầu của bé.

- Dùng một cái khăn khác cũng thấm nước lau nhẹ khắp cơ thể bé.

- Cho trẻ uống nước (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Lưu ý chỉ nên cho trẻ uống nước từ từ để tránh trẻ bị nôn.

Sau khi sơ cứu, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ thăm khám. Trong quá trình di chuyển, người lớn vẫn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp kể trên.

Để trẻ em không bị say nắng vào những ngày hè nắng nóng, phụ huynh nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau:

- Cho trẻ uống nước nhiều khi đi ra ngoài trời nắng vì trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và cơ thể rất dễ bị mất nước.

- Trường hợp trẻ còn đang bú mẹ thì nên cho bú càng nhiều càng tốt.

- Trường hợp trẻ luyện tập thể thao, tham gia các trò chơi vận động thì cũng phải bổ sung nước kịp thời, kể cả khi chưa có cảm giác khát nước.

- Hạn chế tối đa việc cho trẻ đi ra ngoài đường trong giờ nắng nóng cao điểm từ 11h trưa đến 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể của trẻ cần được che chở tránh sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

Theo Bạch Đằng - VnReview

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304d183330852b957a9ec1)

Tin cùng nội dung

  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY