Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ làm cách nào để chữa khỏi?

Nếu bị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây để khắc phục các triệu chứng bệnh: Nên bổ sung nhiều chất xơ, tránh căng thẳng mệt mỏi...

nếu bị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ cũng không nên lo lắng nhiều. vì để kiểm soát tình trạng này thường khá đơn giản. những cách khắc phục bạn có thể áp dụng bao gồm sử dụng các loại Thu*c giảm đau và giảm ngứa, tắm nước ấm, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tránh tình trạng căng thẳng mệt mỏi…

I/ Thông tin cần biết về bệnh trĩ sau sinh

Nắm rõ các thông tin về bệnh trĩ sau sinh sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho bản thân.

Vì sao bị trĩ sau sinh?

Ở phụ nữ mới sinh, bệnh trĩ thường là hệ quả của việc mang thai. những yếu tố có thể khiến các mẹ bị bệnh trĩ sau sinh bao gồm:

    Trong những tháng trước khi sinh, sự lớn lên của bào thai sẽ gây áp lực lên đáy của xương chậu. Các tĩnh mạch tại vùng trực tràng và hậu môn bị chèn ép. Tình trạng này khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở khiến chúng bị sưng. Nếu tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây chảy máu.

Bệnh trĩ sau sinh gây ra các biểu hiện gì?

Triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bị bệnh trĩ sau sinh là có cảm giác ngứa, nóng rát vùng hậu môn. những biểu hiện này sẽ tăng lên khi bạn đi đại tiện hoặc khi ngồi. sau đó, hậu môn có thể xuất hiện các khối sưng nhỏ, có kích thước từ hạt đậu đến quả nho. nếu những khối u này không bị lồi ra ngoài hậu môn, bạn đang bị trĩ nội. ngược lại, các khối tĩnh mạch bị lồi ra khỏi hậu môn là triệu chứng của bệnh trĩ ngoại.

Nếu bệnh nặng, khi đi đại tiện có thể làm nứt hậu môn, xuất hiện cả máu hoặc bị viêm các mô quanh trực tràng.

Biến chứng bệnh trĩ sau sinh

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh trĩ sau sinh có thể gây ra các biến chứng sau:

    Vệ sinh kém vùng hậu môn gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

II/ Cách khắc phục bệnh trĩ sau sinh

Tuy ít khi gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng trĩ sẽ làm các mẹ khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhưng may mắn thay, có khá nhiều cách để khắc phục vấn đề này. Dưới đây là một số biện pháp mà các mẹ có thể áp dụng:

♦ Bổ sung thêm chất xơ:

Nếu bị trĩ, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Nếu như chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân thì chất xơ không hòa tan sẽ làm tăng lượng chất thải, giúp bạn đi đại tiện nhiều hơn. Điều này giúp phân dễ dàng được tống ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà bạn có thể sử dụng bao gồm:

    Rau xanh và trái cây tươi như rau diếp, bông cải xanh, táo, lê, rau bina…

Dù là chất xơ ở dạng nào thì nó cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, vì vậy bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm này để cải thiện bệnh trĩ sau sinh.

♦ Uống nhiều nước:

Không chỉ có tác dụn g thanh lọc cơ thể, uống nhiều nước còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nó sẽ giúp làm mềm các chất thải, khiến chúng dễ dàng được thải ra ngoài. Hạn chế được cảm giác đau đớn do bệnh gây ra.

♦ Tránh căng thẳng:

Sau sinh, các mẹ thường có tâm lý không ổn định. việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ khiến họ ngủ không ngon giấc, ăn uống thất thường, cộng thêm tâm lý lo lắng bồn chồn, căng thẳng. tình trạng này tạo áp lực đến đại tràng, làm các triệu chứng của bệnh trĩ nặng hơn. do đó, hãy tạo tâm lý thoải mái cho bản thân. nên nhờ những người thân trong gia đình giúp đỡ trong việc chăm sóc con cái, tránh để mình bị áp lực. điều này còn giúp bạn tránh được nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

♦ Vệ sinh V*ng k*n đúng cách:

Rửa sạch hậu môn hàng ngày bằng nước ấm để tránh tình trạng viêm nhiễm. Nếu đại tiện, sử dụng các loại giấy lau mềm và sạch, không có mùi thơm. Nó sẽ hạn chế được nguy cơ khiến cho hậu môn bị trầy xước.

♦ Chườm lạnh:

Dùng túi đá sạch để chườm lên hậu môn cũng là cách bạn nên thực hiện để làm giảm sưng, đau. Chỉ cần lấy một cái khăn sạch bọc đá vào và chườm lên vị trí cần thiết là được. Để mang lại tác dụng tốt, nên thực hiện cách này thường xuyên.

♦ Ngâm bằng nước ấm:

Cách này có thể làm giảm kích ứng và cảm giác đau đớn do bệnh gây ra. Chỉ cần chuẩn bị nước ấm và ngâm V*ng k*n của cơ thể vào khoảng 10 – 15 phút là được. Để đạt hiệu quả tối đa, hãy thực hiện cách này từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

♦ Dùng Thu*c chữa trĩ:

Nếu bệnh nghiêm trọng, bạn nên dùng đến các loại Thu*c chữa trĩ. Những loại Thu*c có thể được chỉ định bao gồm:

    Thu*c bôi trĩ: Các loại Thu*c này có tác dụng giảm đau và tình trạng sưng viêm ở cả bên trong và bên ngoài hậu môn. Nếu Thu*c dạng kem chứa hydrocortison có tác dụng giảm ngứa, thì những loại Thu*c có thành phần benzocaine và pramoxine sẽ chống đau nhức.
  • Dùng Thu*c đặt trực tràng: Tương tự như các loại Thu*c kem bôi trĩ, Thu*c đặt trực tràng sẽ làm giảm được tình trạng viêm và cảm giác đau đớn do bệnh gây ra.
  • Chất làm mềm phân: Cách này có thể làm ẩm các chất thải trong đường ruột, giúp chúng được tống ra ngoài một cách dễ dàng.
  • Sử dụng các khăn lau Thu*c: Trong thành phần của những chiếc khăn này có chứa hydrocortisone, hazel hazel, lidocaine. Chúng đều có tác dụng giảm ngứa, đau và viêm.

Tuy nhiên, khi dùng các loại Thu*c này các mẹ cần phải cẩn trọng. Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đồng thời hãy dùng Thu*c đúng theo liều lượng và thời gian đã được chỉ định.

III/ Khi nào cần gọi bác sĩ

Bạn nên liên hệ với các bác sĩ để được thăm khám và điều trị trong các trường hợp sau:

    Áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả.

IV/ Cách phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh

Nếu đang mang thai, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc trĩ sau sinh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. dưới đây là một số cách mà các mẹ có thể áp dụng:

    Nên vận động thường xuyên trong và sau khi mang thai. Các mẹ có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên đi bộ. Chúng sẽ giúp cho việc lưu thông máu được diễn ra một cách dễ dàng, giảm áp lực cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn.

Bệnh trĩ sau sinh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khiến bệnh nhân đau đớn và khó chịu. để khắc phục các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây để tự đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng bệnh cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phu-nu-sau-sinh-bi-tri-lam-cach-nao-de-chua-khoi)

Tin cùng nội dung

  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • “Cái tuổi đuổi xuân đi” là quy luật không ai có thể tránh khỏi. Với người phụ nữ, quá nửa đời vất vả, đến lúc con cái trưởng thành mới được thảnh thơi đôi chút thì lại phải đối mặt với sự lão hóa do tuổi tác.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY