Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Phương pháp không dùng Thuốc giúp chấm dứtchứng rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim nếu điều trị bằng phương pháp không dùng Thuốc sẽ thu được hiệu quả tối ưu, giúp duy trì nhịp đập ổn định, tránh lo lắng, căng thẳng. Hãy đọc ngay bài viết sau để có cách đối phó với chứng bệnh này 1 cách hiệu quả.
Là một chứng bệnh không hiếm gặp, rối loạn thần kinh tim chính là thủ phạm gây nên những cơn tim đập nhanh, chậm, không đều, khiến người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, trống ngực, lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, đau ngực… Để tránh những bất lợi khi dùng Thuốc, nhiều người áp dụng các phương pháp từ thảo dược giúp điều chỉnh nhịp tim, kết hợp thư giãn tâm lý và tập luyện mang lại hiệu quả hơn hẳn.

rối loạn thần kinh tim là gì?

rối loạn thần kinh tim còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật và là hậu quả của rối loạn lo âu. Đây không phải một bệnh tim thực thể vì không có thành phần nào của tim bị tổn thương thật sự. Các triệu chứng của rối loạn thần kinh tim là nhịp tim đập quá nhanh (rối loạn nhịp tim), hồi hộp, khó chịu trong lồng ngực (đau tức ngực hay đánh trống ngực), thở dốc, ngộp thở, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, tay chân đau mỏi, đổ mồ hôi, đau dạ dày…

Người bị rối loạn thần kinh tim với các triệu chứng rõ ràng như vậy, nhưng khi đi khám thường không phát hiện ra tổn thương thực thể tại tim. Vì thế, người bệnh thường được kết luận là tim “bình thường”, không có bệnh tại tim và ít khi được dùng Thuốc điều trị, trừ khi các triệu chứng xuất hiện nặng nề hoặc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

Bà Lê Thị H. (Hà Nội) cũng xuất hiện những triệu chứng như tim đập nhanh có lúc lên đến 180 nhịp/phút, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thở dốc khi đi cầu thang… Mặc dù có triệu chứng giống bệnh tim, nhưng cả hai lần đi khám . đều không phát hiện ra bệnh tật gì về tim. Tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn khi bà bước sang tuổi 50. Mỗi khi cơn nhịp nhanh kéo dài chừng 30 – 60 phút, bà thấy cơ thể mệt mỏi chừng như không còn sức sống. Có những cơn nhịp nhanh khiến bà phải nằm bẹp có khi đến vài ngày không dậy được, ngủ không ngủ được, cứ chợp mắt là mộng mị, hoảng loạn tâm thần… Tình trạng đó kéo dài gần 10 năm, mãi sau này bà mới biết đó là do rối loạn thần kinh tim.

Bệnh rối loạn thần kinh tim khi chưa được phát hiện sớm không những dễ dẫn đến tình trạng nặng hơn mà còn khiến người bị bệnh ngày càng căng thẳng do bị hiểu lầm là… bệnh giả vờ. Điều này khiến bệnh nhân rất khổ tâm vì chẳng thể san sẻ cùng ai. Cũng giống như bà H., nhiều người cảm thấy rất hoang mang khi có triệu chứng mà lại không phát hiện ra bệnh dẫn đến nhiều hậu quả sau này như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh…

Nguyên nhân rối loạn thần kinh tim

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn thần kinh tim thường khó xác định một cách rõ ràng, song thường là do yếu tố sau đây:

- Tâm lý căng thẳng: do cảm xúc thay đổi (giận dữ, sợ hãi, đau buồn…), chấn thương tâm lý, stress, rối loạn lo âu…

- Rối loạn nồng độ ion cơ tim: chính là các trường hợp sốt, mất nước hoặc tác dụng phụ của Thuốc điều trị

- Thói quen sống: ít vận động hoặc không tập thể dục, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, Thuốc lá, trà đặc, cà phê…

Các nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh tim khá phổ biến trong xã hội hiện đại, vậy chứng rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?

Mặc dù rối loạn thần kinh tim không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tác động của các triệu chứng đến tâm lý lại rất nặng nề. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, mệt mỏi vì tình trạng rối loạn nhịp tim chữa mãi không đỡ. Thậm chí một số người còn thường bị mộng mị hay bóng đè dẫn đến hoảng loạn tâm thần và cảm thấy như mình đang mắc bệnh của thế giới âm. Nếu không trị sớm, tình trạng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất.

Tuy nhiên, bản thân người bệnh lại rất khó sử dụng Thuốc hiệu quả và dứt điểm khi rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim thực thể. Phần lớn các Thuốc cũng chủ yếu là Thuốc an thần có tác dụng cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giảm thiểu căng thẳng nên người bị bệnh cũng không thể sử dụng lâu dài để tránh nguy cơ bị lệ thuộc rất nguy hiểm. Thậm chí, một số loại Thuốc còn khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn mặc dù có tác dụng giảm kích thích thần kinh tim hay chống rối loạn nhịp tim.

Vì thế, rất nhiều bệnh nhân trăn trở liệu có phương pháp nào cho chứng rối loạn thần kinh tim?

Phương pháp làm giảm nhịp tim không dùng Thuốc:

Với rối loạn thần kinh tim, không phải trường hợp nào cũng cho dùng Thuốc. Vì không phải lúc nào Thuốc cũng đạt hiệu quả như mong đợi. Việc thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực cùng với sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ lại mang nhiều lợi ích hơn cho người bệnh.

1. Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày

Nếu công việc hiện tại quá áp lực hay các mối quan hệ đang căng thẳng, bạn nên cho phép bản thân nghỉ ngơi 1 – 3 tháng ở một nơi yên tĩnh. Trong trường hợp vẫn muốn duy trì công việc, bạn có thể xin nghỉ phép để đi du lịch trong khoảng thời gian cho phép. Hãy thử cách ly với những yếu tố gây stress như công việc, gia đình và các mối quan hệ, bạn sẽ giải tỏa căng thẳng và giảm dần các triệu chứng rối loạn nhịp tim.

2. Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày (hoặc 3 – 5 lần/tuần) các môn thể thao phù hợp với những người bị rối loạn thần kinh tim như đi bộ, yoga, bơi lội, thái cực quyền… Hãy hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, Thuốc lá, trà đặc, cà phê…

3. Thảo dược Khổ sâm giúp giảm và ổn định nhịp tim

Bên cạnh lối sống lành mạnh, thảo dược Khổ sâm cũng là một giải pháp giúp giảm và ổn định nhịp tim. Khổ sâm là một thảo dược tự nhiên quý hiếm có khả năng làm giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả, tương tự như một nhóm Thuốc điều trị nhịp tim nhanh phổ biến hiện nay.

Hai hoạt chất sinh học matrine và oxymatrine có trong Khổ sâm tác động đến nhịp tim theo 3 cách sau đây:

- Làm thư giãn mạch máu thông qua việc ức chế quá trình co mạch. Từ đó giúp giảm và ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi,…

- Điều hòa nồng độ ion ở màng tế bào cơ tim nên ngăn ngừa các cơn nhịp nhanh đột ngột.

- Ức chế tính kích thích của cơ tim nên làm giảm và ngăn ngừa cơn nhịp nhanh xuất hiện.

Một trong những ưu thế vượt trội của Khổ sâm là có hiệu quả với nhiều dạng rối loạn nhịp tim khác nhau như ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, nhịp xoang nhanh… Hơn nữa, Khổ có tác dụng làm giảm nhịp tim, nhưng không gây giảm nhịp quá mức và không hạn chế đối tượng sử dụng như các các Thuốc giảm nhịp tim khác.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NINH TÂM VƯƠNG – với thành phần chính là KHỔ SÂM, giúp làm giảm và ổn định nhịp tim.Liệu pháp hỗ trợ điều trị từ Ninh Tâm Vương, kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim một cách an toàn mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

Chia sẻ của người bị bệnh rối loạn thần kinh tim

Số GPQC: 00169/2018/ATTP-XNQC

* Sản phẩm này không phải là Thuốc và không có tác dụng thay thế Thuốc chữa bệnh

(Nguồn: Hellobacsi.com)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phuong-phap-khong-dung-thuoc-giup-cham-dut-chung-roi-loan-than-kinh-tim-n145176.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY