Tin tức hôm nay

Tin tức

Quốc hội đồng ý giảm độ tuổi tự nguyện xét nghiệm HIV/AIDS từ 16 xuống đủ 15 tuổi

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS mới được Quốc hội thông qua, người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV. Luật cũng quy định người có kết quả xét nghiệm dương tính HIV có trách nhiệm thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng...

Chiều 16-11, quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (hiv/aids).

Với 440 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 91,29%), quốc hội chính thức thông qua luật gồm 2 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2021. luật mới thông qua gồm 15 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ 2 điều của luật hiện hành về phòng, chống hiv/aids.

Theo Luật mới thông qua, người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, người phơi nhiễm với HIV được tư vấn, điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV. Ưu tiên tiếp cận tư vấn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho các đối tượng theo quy định.

Người bị phơi nhiễm với hiv do T*i n*n rủi ro nghề nghiệp, do rủi ro của kỹ thuật y tế được tư vấn, điều trị dự phòng lây nhiễm hiv và được hưởng các chế độ theo quy định.

Đáng chú ý, luật mới thông qua quy định người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm hiv, thay vì đủ 16 tuổi trở lên như quy định hiện hành.

Luật cũng quy định việc xét nghiệm hiv đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Theo luật mới, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống hiv/aids trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của bộ thông tin và truyền thông.

Việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống hiv/aids không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo đặt hàng, giao nhiệm vụ có bố trí kinh phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hợp đồng với chương trình, dự án về phòng, chống hiv/aids hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.

Luật mới cũng quy định các nhóm đối tượng được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống hiv/aids gồm: người nhiễm hiv; người sử dụng M* t*y; người B*n d*m; người có quan hệ T*nh d*c đồng giới; người chuyển đổi giới tính; vợ, chồng và thành viên gia đình khác cùng sống chung với người nhiễm hiv; người có quan hệ T*nh d*c với người nhiễm hiv; người mắc các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c; người di biến động; phụ nữ mang thai; phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện M* t*y, học sinh trường giáo dưỡng; người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi…

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV

    Số ca nhiễm HIV trong nhóm từ 15 đến 16 tuổi tăng gấp ba lần so với trước đây

TRỊNH DŨNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/quoc-hoi-dong-y-giam-do-tuoi-tu-nguyen-xet-nghiem-hiv-aids-tu-16-xuong-du-15-tuoi-624649/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY