Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Quy chế công tác kho truyền nhiễm

Trường hợp người bệnh Tu vong phải thực hiện đúng quy chế giải quyết người bệnh Tu vong đối với người mắc bệnh truyền nhiễm.

Quy định chung

Thực hiện quy chế công tác khoa nội.

Một số công tác đặc thù của khoa truyền nhiễm:

Khoa phải bảo đảm các quy định về cách li, chống lây chéo, có buồng bệnh khép kín và có lối đi cho người bệnh vào khoa điều trị không đi qua các khoa khác.

Có đủ các điều kiện và phương tiện khử khuẩn đối với người bệnh và người tiếp xúc.

Chỉ đạo tuyến dưới và tham gia công tác phòng chống dịch tại cơ sở.

Quy định cụ thể

Tại buồng khám bệnh chuyên khoa truyền nhiễm của khoa khám bệnh:

Các thành viên của buồng khám, chữa bệnh truyền nhiễm phải đặc biệt chú ý thực hiện đầy đủ quy chế công lác khoa khám bệnh.

Một số công tác đặc thù khi khám chuyên khoa truyền nhiễm:

Trưởng khoa có trách nhiệm:

Bảo đảm các điều kiện chống lây nhiễm ngay từ khi người bệnh đến khám bệnh.

Buồng cấp cứu riêng.

Buồng khám theo nhóm bệnh.

Buồng cấp phát Thu*c.

Nơi cọ rửa và cất giữ dụng cụ vệ sinh.

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Khai thác kĩ tiền sử bệnh truyền nhiễm, yếu tố môi trường dịch tễ và kết hợp với các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng.

Khi phát hiện người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm có tính chất gây dịch phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và giám đốc bệnh viện để thông báo theo quy định.

Y tá (điều dưỡng) thực hiện:

Tẩy uế và khử khuẩn các dụng cụ y tế và dụng cụ thông thường theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

Xe, cáng vận chuyển người bệnh phải tẩy uế khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.

Tại khoa điều trị

Các thành viên trong khoa phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội.

Một số công tác đặc thù của khoa truyền nhiễm:

Trưởng khoa truyền nhiễm có trách nhiệm tổ chức:

Khoa điều trị gồm các buồng nhỏ cho người bệnh theo từng nhóm bệnh, mỗi buồng có từ 1 đến 3 giường.

Có chậu rửa tay, vòi nước sạch, nước sát khuẩn, khăn tay dùng một lần và áo khoác ngoài.

Người bệnh vào viện được vệ sinh cá nhân, mặc quần áo của bệnh viện có màu xanh lá cây; không được mang tư trang vào buồng bệnh.

Từng nhóm bệnh có dụng cụ riêng; kim tiêm, bơm tiêm: dây truyền dùng một lần.

Các thành viên trong khoa:

Được kiểm tra sức khoẻ định kì theo quy định

Được tiêm vaccin gây miễn dịch chủ động.

Có quần áo, mũ, khẩu trang, giày dép riêng khi làm việc trong khoa

Có buồng vệ sinh, buồng tắm và buồng làm việc liên hoàn riêng biệt, có đủ nước nóng phương tiện vệ sinh cho các thành viên để tẩy uế, khử khuẩn trước khi ra về.

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:

Theo dõi sát sao mọi diễn biến của người bệnh trong từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Tiên lượng được các biến chứng của bệnh nhiễm khuẩn virut để xử lí kịp thời cho người bệnh.

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng, phù hợp với từng giai đoạn bệnh lí để theo dõi sát mọi diễn biến của bệnh.

Khi người bệnh ra viện phải hướng dẫn tỉ mỉ người bệnh tự chăm sóc sức khoẻ tại gia đình và tại cộng đồng.

Trường hợp người bệnh Tu vong phải thực hiện đúng quy chế giải quyết người bệnh Tu vong đối với người mắc bệnh truyền nhiễm.

Y tá (điều dưỡng) có trách nhiệm:

Phục vụ người bệnh tại giường và nhắc nhở người bệnh thực hiện mặc áo khoác ngoài khi ra khỏi buồng bệnh, khi tiếp xúc với người khác phải mang khẩu trang đối với người mắc bệnh truyền nhiễm.

Nhắc nhở các thành viên trong khoa và hướng dẫn người bệnh tự giác thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo vệ bản thân và bảo vệ người xung quanh.

Hộ lí thực hiện:

Hàng ngày lau sàn nhà bằng khăn lau ẩm có chất sát khuẩn quy định.

Cọ rửa, tẩy uế sát khuẩn buồng vệ sinh, thu gom chất thải theo quy chế xử lí chất thải.

Hàng tuần tổng vệ sinh toàn khoa.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-kho-truyen-nhiem/)

Tin cùng nội dung

  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY