Quy chế bệnh viện hôm nay

Quy chế sử dụng Thuốc bệnh viện

Khi thay đổi Thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại Thuốc kiêng kị, các loại Thuốc tương tác bất lợi và các Thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.

Quy định chung

Sử dụng Thuốc cho người bệnh phải bảo đảm an toàn, hợp 1ý, hiệu quả và kinh tế.

Thuốc phải được bảo đảm đến cơ thể người bệnh.

Phải thực hiện đúng các qui định và bảo quản, cấp phát, sử dụng và thanh toán tài chính.

Quy định cụ thể

Chỉ định sử dụng và đường dùng Thuốc cho người bệnh

Bác sĩ được quyền và chịu trách nhiệm ra y lệnh sử dụng Thuốc và phải thực hiện các qui định sau:

Y lệnh dùng Thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm: tên Thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng.

Thuốc được sử dụng phải:

Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận lâm sàng.

Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng và cơ địa người bệnh.

Dựa vào hướng dẫn thực hành điều trị, bảo đảm trình điều trị

Chỉ sử dụng Thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, có kết quả nhất và ít tốn kém.

Khi thay đổi Thuốc phải phù hợp và diễn biến của bệnh. Không sử dụng đồng thời các loại Thuốc kiêng kị, các loại Thuốc tương tác bất lợi và các Thuốc cá cùng tác dụng trong một thời điểm.

Chỉ định sử dụng Thuốc độc bảng A-B, Thuốc gây nghiện phải theo đúng qui chế Thuốc độc.

Phải giáo dục, giải thích cho người bệnh tự giác chấp hành đúng y lệnh của bác sĩ điều trị.

Nghiêm cấm chỉ định sử dụng những Thuốc có hại đến sức khỏe đã được thông báo hoặc khuyến cáo.

Bác sĩ điều trị căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lí và tính chất dược lí của Thuốc mà ra y lệnh đường dùng Thuốc thích hợp:

Đường dưới lưỡi, với những Thuốc cần tác dụng mạnh.

Đườg uống, với những Thuốc không bị dịch vị và men tiêu hoá phá huỷ.

Đường da, niêm mạc với những Thuốc thấm qua da, niêm mạc, Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.

Đường trực tràng, *m đ*o, với những Thuốc đắt, đạn, trứng

Đường tiêm, với những Thuốc tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp thịt tiêm mạch máu, truyền tĩnh mạch.

Chỉ dùng đường tiêm khi:

Người bệnh không uống được.

Cần tác dụng nhanh của Thuốc.

Thuốc dùng đường tiêm.

Khi tiêm vào mạch máu phải có mặt của bác sĩ điều trị. Truyền máu phải do bác sĩ, y tá (điều dưỡng) có kinh nghiêm thực hiện và bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm vệ an toàn truyền máu.

Dung môi pha chế Thuốc đã chọc kim chỉ được dùng trong ngày, nước cất làm  dung môi phải có loại chai riêng, không dùng dung dịch mặn, ngọt, đẳng trương làm dung môi pha Thuốc.

Nghiêm cấm việc ra y lệnh tiêm mạch máu các Thuốc chứa dung môi dầu, nhũ tương và các chất làm tan máu.

Lĩnh Thuốc và phát Thuốc

Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ tổng hợp Thuốc và thực hiện các quy định sau:

Tổng hợp Thuốc phải theo đúng y lệnh.

Phiếu lĩnh Thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt và phải được trưởng khoa kí.

Thuốc độc bảng A-B, Thuốc gây nghiện phải có phiếu lĩnh Thuốc, đơn Thuốc riêng theo quy chế Thuốc độc.

Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ lĩnh Thuốc và thực hiện các quy định sau :

Phải có phiếu lĩnh Thuốc theo mẫu quy định.

Nhận Thuốc phải kiểm tra chất lượng, hàm lượng số lượng, đối chiếu với phiếu lĩnh Thuốc và kí xác nhận đủ vào phiếu lĩnh.

Lĩnh xong phải mang Thuốc về ngay khoa điều trị và bàn giao cho y tá (điều dưỡng) chăm sóc để thực hiện theo y lệnh.

Dược sĩ khoa dược thực hiện

Phải phát Thuốc hàng ngày và Thuốc bổ sung theo y lệnh.

Thuốc nhập kho phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.

Có trách nhiệm cùng các bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử dụng Thuốc an toàn, hợp lí, hiệu quả và kinh tế.

Phải thông báo kịp thì những thông tin về Thuốc mới: tên Thuốc, thành phần, tác dụng dược lí, tác dụng phụ, liều dùng, áp dụng điều trị và giá tiền.

Trước khi cấp phát Thuốc phải thực hiện:

Ba kiểm tra

Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh Thuốc, liều dùng, cách dùng.

Nhãn Thuốc.

Chất lương Thuốc.

Ba đối chiếu

Tên Thuốc ở đơn, phiếu và nhãn.

Nồng độ, hàm lượng Thuốc ở đơn, phiếu với số Thuốc sẽ giao.

Số lượng, số khoản Thuốc ở đơn, phiếu với số Thuốc sẽ giao.

Bảo quản Thuốc

Thuốc lĩnh về khoa phải:

Sử dụng hết ngày theo y lệnh, trừ ngày chủ nhật và ngày nghỉ.

Bảo quản Thuốc tại khoa, trong tủ thường trực theo đúng quy định.

Trong tuần trả lại khoa dược những Thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, người bệnh ra viện, chuyển viện, hoặc Tu vong; phiếu trả Thuốc phải có xác nhận của trưởng khoa điều trị.

Nghiêm cấm việc cho cá nhân vay mượn và đổi Thuốc.

Mất Thuốc hỏng Thuốc đo bất cứ nguyên nhân nào đều phải lập biên bản, vào sổ theo dõi chất lượng Thuốc, quy trách nhiệm và xử lí theo chế độ bồi thường vật chất, do giám đốc bệnh viện quyết định.

Theo dõi người bệnh sau khi dùng Thuốc

Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác đụng và xử lí kịp thời các tai biến sớm và muộn do dùng Thuốc.

Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và khẩn cấp báo cho bác sĩ điều trị.

Phải đặc biệt chú ý các phản ứng quá mẫn, choáng phản vệ do Thuốc diễn biến xấu hoặc Tu vong.

Chống nhầm lẫn Thuốc

Bác sĩ điều trị kê đơn, ra y lệnh điều trị phải thực hiện:

Phải viết đầy đủ rõ ràng tên Thuốc, dùngchữ Việt Nam, chữ La Tinh hoặc tên biệt dược.

Phải ghi y lệnh dùng Thuốc theo trình tự Thuốc tiêm, Thuốc tên, Thuốc nước tiếp đến các phương pháp điều trị khác.

Dùng Thuốc độc bảng A-B, Thuốc gây nghiện, kháng sinh phải theo dõi ngày dùng, liều dùng, tổng liều.

Y tá (điều dưỡng) chăm sóc phải đảm bảo Thuốc đến cơ thể người bệnh an toàn và thực hiện các quy định sau:

Phải công khai Thuốc được dùng hàng ngày cho từng người bệnh.

Phải có sổ Thuốc điều trị, mỗi khi thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ.

Phải có khay Thuốc, lọ đựng Thuốc uống sáng, chiều và tối cho từng người.

Khi gặp Thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng Thuốc quá liều quy định phải thận trọng, hỏi lại bác sĩ điều trị.

Trước khi tiêm Thuốc, cho người bệnh uống Thuốc phải thực hiện:

Ba kiểm tra:

Họ tên người bệnh.

Tên Thuốc.

Liều dùng

Năm đối chiếu:

Số giường.

Nhãn Thuốc.

Đường dùng

Chất lượng Thuốc.

Thời gian dùng Thuốc.

Phải bàn giao Thuốc còn lại cho kíp thường trực sau.

Khoa điều trị phải có sổ theo dõi tai biến do Thuốc.

Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi Thuốc và việc tự ý trộn lẫn các Thuốc để tiêm.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-su-dung-thuoc-benh-vien/)

Tin cùng nội dung

  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY