Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Rò dịch não xuống mũi sau lấy mẫu xét nghiệm nCoV

Một phụ nữ ngoài 40 tuổi có khiếm khuyết hộp sọ bị đau đầu, tràn dịch não tủy xuống mũi sau khi lấy mẫu bằng tăm bông xét nghiệm nCoV.

Sau khi xét nghiệm covid-19 ở bệnh viện chuẩn bị cho ca phẫu thuật tự chọn, bệnh nhân bị sổ mũi, đau đầu, nôn mửa. khi quay lại viện lần hai, cô thêm các triệu chứng cứng cổ, miệng có vị kim loại, nhạy cảm với ánh sáng, theo báo cáo trên tạp chí của hiệp hội y khoa (jama) hôm 1/10.

Lật lại bệnh án, bác sĩ lâm sàng tại Đại học Iowa cho biết bệnh nhân từng mắc một tình trạng gây áp lực lên não cách đây 20 năm, phải cắt bỏ xoang mũi. Họ phát hiện chất lỏng chảy ra từ mũi bệnh nhân trùng khớp với một chất của dịch não. Kết quả chụp não cho thấy cô mắc chứng thoát vị não, tình trạng hiếm gặp khiến các xương sọ không khép lại hoàn toàn.

So sánh với các bản chụp não trước đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc thoát vị não từ năm 2017 và không được phát hiện. lấy mẫu xét nghiệm ncov bằng tăm bông khiến các triệu chứng thoát vị não của cô nghiêm trọng hơn, dịch não tủy chảy ra ngoài. bệnh nhân được phẫu thuật vá hộp sọ, hiện tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện để dịch não tủy khô lại, bác sĩ kịp thời xử lý bất kỳ tác dụng phụ nào về thần kinh. trước đó, các tác dụng phụ nhẹ hơn cũng được báo cáo sau các đợt lấy mẫu xét nghiệm bằng tăm bông.

Lấy mẫu bằng tăm bông để xét nghiệm prc, được thực hiện bằng cách đưa miếng tăm bông vào sâu qua lỗ mũi từ 7,5-10 cm, trích xuất một lượng nhỏ đờm, từ đó kiểm tra có hay không tồn tại ncov trong cơ thể.

"ở đa số trường hợp, lấy mẫu bằng tăm bông gây cảm giác khó chịu từ 3-8 giây", shawn nasseri, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng ở los angeles nói. "ngoài ra, đưa bông tăm vào sâu cổ họng cũng có thể khiến gây đau cổ họng nhẹ, hắt hơi".

Một số ít người gặp biến chứng nặng khi lấy mẫu bằng cách này, trong đó một người bất tỉnh. các chuyên gia nhận định phản ứng này do thiếu máu lên não, khiến da xanh xao, choáng váng, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi.

Những phản ứng phụ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên y tế đúng quy trình trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm covid-19, đặc biệt trong bối cảnh các xét nghiệm được đẩy nhanh tiến độ, mục tiêu đạt 6 triệu xét nghiệm vào cuối năm.

Nhân viên y tế dày dặn kinh nghiệm có thể giúp mọi người có trải nghiệm tốt hơn khi lấy mẫu. ngược lại, nếu không đưa miếng tăm bông đủ sâu vào khoang mũi có thể khiến mẫu xét nghiệm không hiệu quả.

Hơn thế, dù xét nghiệm thực hiện bởi các bác sĩ nhiều kinh nghiệm vẫn có thể gây biến chứng nếu bệnh nhân có bệnh lý nền hoặc các ca phẫu thuật thay đổi cấu trúc, mức độ khỏe mạnh của đường hô hấp trên hoặc hộp sọ.

Nasseri lưu ý nhân viên y tế và bệnh nhân nên cẩn thận hơn khi lấy mẫu xét nghiệm covid-19, cần nhớ kiểm tra bệnh sử bệnh nhân. để cơ thể thoải mái hơn, bệnh nhân nên cố gắng thư giãn các cơ mặt. nếu có tiền sử ngất xỉu sau khi lấy máu hoặc tiêm vaccine, người bệnh cần đảm bảo ngồi hoặc nằm trong tư thế chắc chắn, đợi ít nhất 15 phút sau mới đứng dậy.

Lê Hằng (Theo Business Insider)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ro-dich-nao-xuong-mui-sau-lay-mau-xet-nghiem-ncov-4170850.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY