Nội khoa hôm nay

Rối loạn xuất tinh

SKĐS- Các quý ông tìm đến các phòng khám nam học hoặc các chuyên gia tâm lý vì rối loạn về chức năng Sinh d*c, trong đó rối loạn xuất tinh.
Anh Nguyễn Văn T, 22 tuổi (Gia Lâm - Hà Nội), sức khỏe tốt, không bệnh tật gì, anh tìm đến bác sĩ với một tâm trạng rối bời: Anh mới cưới vợ được 1 tháng, trước đó anh chưa từng quan hệ T*nh d*c nhưng chưa có một lần nào vợ chồng anh chị làm chuyện ấy được từ A đến Z chỉ với một lý do: vừa gần vợ là anh đã... tiêu hết tiền, vài lần như vậy khiến anh mặc cảm, ít muốn gần vợ, còn chị vợ trẻ thì ấm ức, chẳng biết làm sao! Trái ngược với anh T, anh Nguyễn Phúc H. 34 tuổi, ở Việt Trì - Phú Thọ lại khốn khổ khi trình bày với bác sĩ rằng: hàng chục năm nay anh phải sống chung với vấn đề: "Thúc giục mãi mà binh lính chẳng chịu xuất trận!", vợ chồng anh đã có 2 con, song chị vợ vài năm gần đây có dấu hiệu sợ chuyện chăn gối, anh rất hoang mang khi bác sĩ kết luận tình trạng của anh cũng là một bệnh rối loạn chức năng T*nh d*c; bởi trước đây anh chỉ nghĩ mình chỉ "chậm" chứ không phải "không có", nên cũng chủ quan không đi khám bệnh.

Chưa ra lệnh đã... xung phong!

Rối loạn phổ biến nhất là xuất tinh sớm, còn gọi là xuất tinh nhanh. Dân gian ta gọi nôm na là: "chưa đi đến chợ đã hết tiền". Các nhà khoa học T*nh d*c chia xuất tinh thành 2 giai đoạn: (1). Giai đoạn nạp tinh: tinh trùng và tinh dịch từ các tuyến Sinh d*c: ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, túi tinh... trộn vào nhau và nạp vào ống phóng tinh và vào niệu đạo sau. Khi đã nạp tinh đầy đủ (2) xuất hiện phản xạ phóng tinh và không thể kìm hãm được. Nạp tinh và phóng tinh là những hoạt động thuộc hệ giao cảm và phó giao cảm mà chủ thể không dễ điều khiển chủ động được. Thu*c men và tập luyện để khắc phục xuất tinh sớm chủ yếu là làm cho giai đoạn chịu kích thích cao của toàn cơ thể và nhất là bộ máy Sinh d*c (đầu D**ng v*t) tốt hơn, kéo dài hơn và lâu hơn trước khi có hiện tượng nạp tinh. Các nhà T*nh d*c học hiện nay sử dụng tác dụng phụ của Thu*c chống trầm cảm để hạ thấp ngưỡng kích thích của hệ giao cảm và phó giao cảm cùng với tập luyện để tạo các phản xạ ngưng hoặc trì hoãn cho tới khi chủ thể điều khiển được sự sắp xuất tinh của mình.

Mãi mà không chịu... xung trận!

Loại xuất tinh">rối loạn xuất tinh thứ hai là xuất tinh muộn. Cuộc giao hợp kéo dài hàng giờ, người đàn ông đã vã mồ hôi, đã mỏi mệt mà vẫn không xuất tinh, không đạt được khoái cảm cao và có khi gây cảm giác kinh sợ cho những người vợ vì các ông chồng "quá dẻo dai", "dai hơn thừng" này. Tác dụng ức chế nào đó đã thành phản xạ của hệ thần kinh thực vật, và cũng có thể do chịu ảnh hưởng của thuyết "lưu tinh" mà lâu ngày thành quen, thành phản xạ của những người thực hành giao hợp nhiều lần trong một ngày đêm nhưng chỉ xuất một lần hoặc ít hơn. Thực tế, những người bị xuất tinh muộn có thể bị đau khi ở thời điểm "lên đỉnh". Thay vì cảm nhận được cảm xúc tuyệt vời, họ sẽ thấy nhói đau ở vùng xương mu rồi lan tỏa sang hai ống bẹn. Cảm giác này thường qua rất nhanh nhưng đôi khi tiếp diễn nhiều lần, khiến bệnh nhân sợ không dám làm "chuyện ấy" nữa.

Theo các chuyên gia, "bệnh muộn" cũng phải chữa trị cấp bách không kém "bệnh sớm". Bởi cho dù chuyện T*nh d*c vẫn tiến hành, có hưng phấn hẳn hoi nhưng bệnh nhân không "xuất quân" được thì sẽ rất ức chế. Tai hại hơn, khi "cuộc vui" đã kết thúc, mãi sau tinh dịch mới rỉ ra từ từ thì bệnh nhân sẽ rất khó chịu và ảnh hướng lớn tới khả năng sinh sản.

Dưới đây là một số hình thức chữa trị thông dụng:

Đối với xuất tinh sớm:

- Học cách nhận biết sắp đến "điểm không thể rút lui" là mục tiêu của phương pháp Master và Johson, khi đó cần ngừng ngay kích thích để không dẫn tới xuất tinh. phương pháp Master và Johson là sự tập dượt để trì hoãn xuất tinh, là cách lập lại một phản xạ xuất tinh mới, kéo dài hơn, phá bỏ phản xạ xuất tinh cũ, quá nhanh. Sau khi thử trên bản thân, thực hành với bạn tình có thiện chí giúp bạn khắc phục tình trạng xuất tinh sớm, cũng bằng cách kích thích chứ không giao hợp, dần dần bạn sẽ biết cách kéo dài thời gian đạt đến điểm "không thể rút lui", bạn tình sẽ ngừng kích thích theo tín hiệu của bạn và bạn sẽ giảm hưng phấn.

- Đừng vội giao hợp khi chưa học được cách kiểm soát xuất tinh, dù phương pháp có hiệu quả nhưng cũng cần thời gian luyện tập vài tuần, phản xạ không xuất tinh sớm càng được củng cố thì kết quả càng chắc chắn. Khi bắt đầu thử giao hợp thực sự thì nên chọn một tư thế dễ kiểm soát nhất (tức không bị kích thích nhiều).

Đối với xuất tinh muộn:

- Liệu pháp T*nh d*c cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia T*nh d*c, nếu nguyên nhân khiến bạn xuất tinh muộn là do yếu tố thuộc về tâm lý.

- Thay đổi việc dùng Thu*c nếu vấn đề của bạn là do tác động phụ của Thu*c.

- Ngừng ngay việc uống các loại đồ uống có chất kích thích và nồng độ cồn cao.

GS. Đỗ Trọng Hiếu

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-roi-loan-xuat-tinh-22394.html)
Từ khóa: roi loan xuat tinh

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Xuất tinh ngược dòng là hiện tượng tinh dịch không được phóng ra ngoài mà trào ngược vào bàng quang sau đó ra ngoài theo đường tiểu.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY