Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Sau Tết, nhiều người phủ răng sứ nano tại spa cầu cứu bác sĩ nha khoa

Theo BS Phan Bá Ngọc, phủ răng sứ nano tại spa bởi các nhân viên không có chuyên môn về nha khoa sẽ gây tổn hại răng với nhiều hậu quả khôn lường như: viêm nướu, hôi miệng , lâu ngày viêm nha chu gây tụt nướu và làm rụng răng sớm.
BS Phan Bá Ngọc bác sĩ cộng tác tư vấn nha khoa với AloBacsi

Trên trang các nhân của mình, BS Phan Bá Ngọc - một trong các bác sĩ cộng tác tư vấn nha khoa với AloBacsi bức xúc viết status: Lại chuyện phủ “sứ nano” tại spa!:
“Đầu năm tiếp nhận liên tục các ca bệnh đến nha khoa để xin gỡ “sứ nano” vì hôi miệng, chảy máu chân răng, ăn uống khó khăn... Có lẽ mấy bạn này làm đẹp răng trước Tết, đến nay chịu hết nổi nên phải đi gỡ ra.
Xin chia sẻ một chút kiến thức về cái gọi là “sứ nano” như lời quảng cáo có cánh ở các spa, bản chất của cái này trong nha khoa đó là chất trám composite mà các bác sĩ nha khoa dùng để trám thẩm mỹ. Việc dùng chất trám này chỉ có chỉ định trong một số trường hợp nhất định.

Phủ sứnano làm răng to, cộm, viêm nướu, hôi, khó ănuống

Sau khi tháo "sứ nano" (chất trám composite), răng được trả lại hình dạng ban đầu

Việc lạm dụng composite bừa bãi sẽ gây ra một số hậu quả khôn lường. Trước hết, đó là việc ở các cơ sở không có chuyên môn nha khoa mài đi một phần men răng, gây tổn hại và giảm tuổi thọ cho răng một cách đáng kể.
Thứ hai, việc này tạo điều kiện bám dính cho các vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến tình trạng viêm nướu, hôi miệng, lâu ngày viêm nha chu gây tụt nướu và lâu dài làm rụng răng sớm.

Hơn nữa, việc không tuân thủ nguyên tắc khớp cắn học gây tổn hại khớp cắn dẫn đến sai khớp cắn, khó khăn trong việc ăn nhai... và còn vô vàn tác hại khác nữa.

Sau khi tháo “sứ nano” này ra thì răng cũng sẽ không còn chắc khỏe như trước nữa. Do đó, các bạn đừng để tiền mất tật mang nữa nhé!”
Về việc khắc phục hậu quả sau khi tháo “sứ nano”, BS Ngọc cho biết nếu răng ê buốt nhiều thì có thể bôi vecni chứa flour để giảm kích thích, tăng quá trình tái khoáng cho men, ngoài ra, không can thiệp gì thêm nữa. Một phần nhỏ của men răng sẽ tái tạo nhưng không thể khôi phục lại như ban đầu.
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sau-tet-nhieu-nguoi-phu-rang-su-nano-tai-spa-cau-cuu-bac-si-nha-khoa-n394236.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY