Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Sự thật về bức ảnh sản phụ vỡ tử cung, đầu thai nhi chui qua vết mổ lan truyền chóng mặt trên mạng những ngày qua

Rất nhiều người đã tin rằng câu chuyện này là thật và chia sẻ hết sức rầm rộ nhưng sự thật lại không phải là vậy.

Mới đây, rất nhiều cư dân mạng thi nhau lan truyền bức ảnh chụp bụng bầu bất thường của một sản phụ kèm những dòng thông tin như sau: "đây là hình ảnh thai 37 tuần, vết mổ đẻ cũ, mổ lần 2, vỡ tử cung tại bệnh viện sản nhi vĩnh phúc.

một khi đã có vết mổ đẻ cũ, bạn phải chủ động mổ sớm trước khi có chuyển dạ. không bao giờ chờ đau bụng mới đi viện như trường hợp này, thật đáng tiếc. con mất, mẹ phải cắt tử cung, truyền máu... tính mạng mẹ ngàn cân treo sợi tóc. vì vậy, việc theo khám dày đặc, kỹ lưỡng khi thai đủ tháng là rất quan trọng và cần thiết khám với bác sĩ chuyên khoa sản để có được những tư vấn chuyên sâu và chính xác nhấte".

Bức ảnh của sản phụ này với một khối nhỏ nhô ra phía dưới bụng bầu còn được miêu tả là: "đầu thai nhi chui qua vết mổ, xé rách bàng quang".

Những thông tin sai sự thật được cư dân mạng lan truyền rầm rộ. không hiểu những thông tin này người viết lấy ở đâu hay tự bịa đặt ra?

Thông tin và hình ảnh nói trên đã lập tức thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng, rất nhiều fanpage đã lập tức mang về trang của mình để đăng và nhận được lượng tương tác lớn. chị em thì thi nhau chia sẻ với tốc độ chóng mặt, kèm lời cầu mong cho sản phụ giữ được mạng sống. dưới phần bình luận, mọi người còn tag rất nhiều bạn bè, người thân vào xem và nhắc nhở nhau rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, thực tế đây lại là một câu chuyện hoàn toàn sai sự thật. liên hệ với ths. bác sĩ nguyễn thanh tùng, phó trưởng khoa phụ, bệnh viện sản nhi vĩnh phúc, bs này cho biết anh chính là người trực tiếp mổ cho sản phụ nói trên.

Sản phụ này tên lê thị tuyết tuyết (32 tuổi, hộ khẩu ở sìn hồ - lai châu) nhưng quê gốc ở vĩnh phúc nên về bệnh viện sản nhi vĩnh phúc để sinh con. 16h ngày 12/9, sản phụ tuyết được bs nguyễn thanh tùng trực tiếp mổ lấy thai, bé trai chào đời nặng 3,2kg. sản phụ sinh mổ lần 2, ca mổ diễn ra bình thường, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh và vẫn đang nằm điều trị tại bệnh viện.

Hình ảnh gốc được BS Nguyễn Thanh Tùng chụp trước ca mổ.

Về hình ảnh của sản phụ tuyết cũng là do bs tùng chụp và chia sẻ trên một nhóm nội bộ các bác sĩ trong bệnh viện, không hiểu tại sao lại rò rỉ ra ngoài. "cái khối kia là khối cầu bàng quang do đầu thai nhi chèn vào, khi mổ lấy em bé ra là hết. nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thành bụng và cơ tử cung của sản phụ mỏng, chứ không phải vỡ tử cung hay phải cắt tử cung như trên mạng chia sẻ.

nhưng tệ nhất là mẹ con sản phụ ấy vẫn khỏe mạnh bình thường mà mọi người lại chia sẻ thông tin em bé đã mất là không chấp nhận được. một phòng khám chia sẻ thông tin sai lệch cũng đã gọi điện để xin lỗi bệnh viện. đồng thời phía bệnh viện cũng đã có văn bản gửi cơ quan chức năng về sự việc này" - bs tùng nói thêm.

Sự việc này một lần nữa là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta, trước khi chia sẻ thông tin về bất cứ vấn đề gì cũng cần phải tìm hiểu về độ chính xác của nó, tránh lan truyền những thông tin câu view, sai sự thật.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/su-that-ve-buc-anh-san-phu-vo-tu-cung-dau-thai-nhi-chui-qua-vet-mo-lan-truyen-chong-mat-tren-mang-nhung-ngay-qua-20200915114914767.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY