Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Tại sao trẻ sơ sinh lại có cứt trâu ở đầu?

Ở trẻ nhỏ, hiện tượng cứt trâu trên đầu xảy ra rất phổ biến. Tuy không phải là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng cũng làm mất thẩm mĩ cho bé.

Nhiều người cho rằng trẻ bị cứt trâu là do người mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ. số khác lại cho rằng trẻ bị cứt trâu là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng. về phía các chuyên gia, họ vẫn chưa đưa ra một nguyên nhân chính xác nào gây nên hiện tượng này.

Tuy vậy, phần lớn ý kiến xác nhận nguyên nhân sinh ra cứt trâu là do các tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh.

Khi các bã nhờn này tiết ra kết dính với số lượng lớn các tế bào ch*t sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của các tế bào này và tạo thành các mảng bám bẩn trên da bé, điều mà dân gian vẫn gọi là cứt trâu.

Tuyến bã nhờn của trẻ sơ sinh hoạt động quá mạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng cứt trâu. (Ảnh minh họa)

Như đã nói ở trên, cứt trâu sinh ra là do tuyến bã nhờn của trẻ đã tăng tiết. và nguyên nhân dẫn đến sự tăng tiết này là do:

Trong máu trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi vẫn còn tồn tại một lượng nội tiết tố từ người mẹ.

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên không thể hấp thu hết lượng biotin (vitamin B7), các vitamin và các khoáng tố.

Không tắm gội thường xuyên có thể là nguyên nhân tăng nặng làm các bã nhờn kết dính chặt hơn và tạo môi trường sinh sôi cho các vi khuẩn và nấm.

Hiện tượng cứt trâu của bé sẽ biến mất dần khi trẻ lớn lên, đến hơn 1 tuổi thì hết hẳn. nếu mẹ thấy cứt trâu trên đầu trẻ là lớp mỏng thì không cần quá lo ngại nhưng nếu chúng đóng thành từng tảng dày bết, trẻ có dấu hiệu ngứa, gãi thường xuyên thì dễ biến chứng thành nhiễm khuẩn, viêm da đầu.

Có vảy đóng thành từng mảng nứt nẻ trên đầu

Một số vùng có hiện tượng kích ứng gây đỏ

Bé khó chịu và hay quấy khóc.

Có thể đóng váng ở chân mày và mang tai.

Đa phần các trường hợp bị cứt trâu đều tự khỏi nhưng nếu để ý thấy bé bị mưng mủ, sưng đỏ hoặc lan rộng lên các bộ phận khác ngoài vùng đầu nên cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cách trị cứt trâu dứt điểm cho trẻ

Mẹ không nên nôn nóng sử dụng các loại hóa chất gội đầu để vệ sinh cho trẻ hoặc dùng tay cạy các mảng bám trên da đầu để loại bỏ cứt trâu vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng thêm.

Tắm gội hằng ngày cho trẻ bằng xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh để loại bỏ cứt trâu (Ảnh minh họa)

Trước khi đi ngủ buổi tối, thoa một lớp mỏng dầu oliu hoặc vaseline lên đầu trẻ. sáng hôm sau, bạn sẽ thấy lớp cứt trâu bong ra. lúc này, dùng một chiếc bàn chải thật mềm để loại bỏ các mảng bong tróc này.

Tắm gội hằng ngày cho trẻ bằng xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh, xà phòng có độ ph thấp hoặc dùng loại dầu gội có biotin. nên nhớ, trước khi tắm nên thoa lên đầu trẻ một lớp dầu oliu và giữ nguyên như thế trong khoảng nửa tiếng để cứt trâu bong tróc dần ra.

Sau khi tắm, dùng một chiếc khăn mềm, khô vỗ nhẹ lên đầu vùng đầu có cứt trâu. sau khi cứt trâu bong ra, dùng một chiếc bàn chải mềm chải sạch các mảng bong tróc.

Ngoài ra, một số mẹo dân gian cũng có thể giúp loại bỏ cứt trâu như gội đầu cho trẻ bằng nước chanh pha loãng hoặc nước bồ kết; thấm nước chè đặc lên vùng đầu có cứt trâu trước khi gội hoặc thoa sữa mẹ lên đầu khoảng nửa tiếng trước khi tắm.

Sau cùng, bạn nhớ không nên bịt đầu trẻ quá kín bằng những loại mũ dày khi trẻ ở nhà. Nếu ra đường khi trời trở lạnh nên dùng những loại mũ cotton có độ thấm hút tốt để giữ ấm cho trẻ nhằm tránh tình trạng ẩm ướt khi trẻ đổ mồ hôi.

Theo Thu Chang/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/tai-sao-tre-so-sinh-lai-co-cut-trau-o-dau-d159008.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

https://giadinhvietnam.com/tai-sao-tre-so-sinh-lai-co-cut-trau-o-dau-d159008.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tai-sao-tre-so-sinh-lai-co-cut-trau-o-dau-388435)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY