Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Thành lập 45 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV

MangYTe - Mỗi đội cơ động gồm 6 người, gồm lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ hồi sức cấp cứu, bác sĩ truyền nhiễm, cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn, điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm và lái xe.

DỊCH CÚM CORONA (nCoV): CẬP NHẬT LIÊN TỤC TẠI ĐÂY

* Nếu nghi ngờ bản thân nhiễm virus corona hãy gọi ngay số này: 19003228

Chiều 30/1, PGS.TS Lương Ngọc Khuê -Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, Bộ Y tế đã thành lập 45 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch (gọi tắt là Đội cơ động).

Tại cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ chiều 30/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hoan nghênh việc thành lập 45 đội và khởi động kết nối 21 bệnh viện, sử dụng 4 bệnh viện Trung ương khi các cơ sở điều trị quá khả năng cho phép.

Lãnh đạo Bộ Y tế trong lần tiếp xúc với bệnh nhân dương tính nCoV tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM

Theo đó, tại Quyết định số 225/QĐ-BYT ngày 30/1/2019, Bộ Y tế đã thành lập Thành lập 45 viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Trong đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thành lập Đội thường trực chống dịch gồm 3 tổ: Tổ chuyên môn, Tổ thông tin và tổng hợp báo cáo và Tổ hậu cần do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng, làm Đội trưởng.

Các Đội cơ động có nhiệm vụ thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch; Thực hiện theo lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV.

Thành phần của mỗi Đội cơ động bao gồm:- 01 lãnh đạo bệnh viện; 01 bác sĩ hồi sức cấp cứu; 01 bác sĩ truyền nhiễm; 01 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn; 01 điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm; 01 lái xe.

Mỗi Đội cơ động được trang bị: 01 xe ô tô cứu thương với đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe (máy thở cơ động, oxy, Thu*c, dịch truyền), phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn… theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch.

Các bệnh viện được chỉ đạo từ 1-2 Đội cơ động. Đối với các địa phương, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo mỗi bệnh viện đa khoa tỉnh tối thiểu 02 Đội cơ động.

Kinh phí cho hoạt động của Đội cơ động lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Hiện tình hình bùng phát dịch nCoV trên thế giới diễn nhanh, nghiêm trọng. Việt Nam đã chủ động, có chủ trương, biện pháp sớm và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, Việt Nam cũng được đánh giá là một quốc gia có nhiều nguy cơ dễ lây nhiễm và bùng phát dịch nCoV.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, mặc dù Việt Nam đã có kinh nghiệm trong điều trị bệnh dịch SARS và các dịch bệnh khác như MERS- Cov; Cúm A/H1N1…., tuy nhiên các cán bộ y tế không được chủ quan, cần thận trọng trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh nhiễm và nghi nhiễm dịch nCoV.

Lê Hảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/thanh-lap-45-doi-co-dong-phan-ung-nhanh-chong-dich-viem-duong-ho-hap-cap-do-ncov-20200130211238327.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Vào thời điểm này, khí hậu đang trong giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện rất thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển.
  • Người cao tuổi (NCT), mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm trong đó sức đề kháng cũng giảm đi thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng hơn, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm).
  • Ở người cao tuổi, phản ứng có hại của Thuốc xảy ra nhưng lại có các biểu hiện lâm sàng dễ đưa đến ngộ nhận là do các rối loạn của tuổi già và do bệnh tật gây ra.
  • Mặc dù chỉ chiếm hơn 10% tổng dân số thế giới, nhưng người già lại sử dụng một lượng Thuốc gần tương đương với những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do người già thường mắc đồng thời nhiều loại bệnh và gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình lão hóa,
  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Các bậc phụ huynh rất lo lắng sau khi tiêm phòng lao cho bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào?
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY