Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Thanh nhiệt, hạ sốt bằng cây lá vườn nhà Y học cổ truyền

Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, thường gặp trong nhiều bệnh lý vào mùa hè.
Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, thường gặp trong nhiều bệnh lý vào mùa hè. Nhưng, sốt sẽ trở nên bất lợi khi thân nhiệt quá cao hoặc sốt kéo quá dài ngày

Trên thực tế không hiếm trường hợp mặc dù người bệnh đã được dùng tân dược hạ sốt đủ liều, bồi phụ đầy đủ dịch thể và điện giải nhưng thân nhiệt vẫn không thuyên giảm. Lúc này, chúng ta có thể phối hợp dùng một số bài Thu*c nam sau đây để hỗ trợ điều trị:

Lá cỏ bợ lượng vừa đủ, rửa và ngâm sạch rồi giã nát vắt lấy nước cốt uống. Người lớn mỗi lần uống 200ml, trẻ em uống ít một, mỗi ngày 2-3 lần.

Thân cây chuối non một đoạn dài chừng 40cm, ngâm rửa sạch rồi bóc bỏ bẹ già bên ngoài, thái vụn, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Lá tre non 20g, lá dâu non 20g, lá sắn dây 20g, sắc lấy nước uống.

Măng tay tre non vài cái, bóc bỏ bẹ nang bên ngoài, rửa sạch, đem nướng trên bếp cho mềm rồi vắt lấy nước cốt uống, liều lượng tùy theo lứa tuổi, người lớn ít nhất là 30ml. Cũng có thể thái thành những lát mỏng rồi hãm với nước sôi uống.

Sinh chi tử, sài hồ, sinh thạch cao, hoàng cầm và kim ngân hoa mỗi thứ 50g. Tất cả giã nát hoặc tán vụn, mỗi lần lấy một lượng bột Thu*c vừa đủ trộn với lòng trắng trứng gà rồi đắp vào rốn, cố định bên ngoài bằng băng dính, mỗi ngày thay Thu*c 2 lần.

Hành củ tươi và lá kinh giới tươi lượng vừa đủ, đem giã nát rồi chia đắp lên chóp mũi vài lần trong ngày.

Thanh hao 10g, hành củ 3 củ, gừng tươi 10g, giun đất 7 con. Tất cả đem giã nát hòa với cồn 70% thành dạng hồ rồi dán vào thóp trước, 5-10 phút thay Thu*c 1 lần. Chuyên dùng cho trẻ sơ sinh sốt cao và có thể có co giật.

Liên kiều, hoàng cầm, hoắc hương, khương hoàng, cát căn, câu đằng mỗi thứ 15g, bồ công anh 50g, sinh thạch cao 50g, đại hoàng 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, cứ mỗi tháng tuổi lấy 5g bột Thu*c hòa với 300 - 500ml nước sôi, chế thêm nước lạnh cho đủ độ ấm rồi ngâm tắm cho trẻ, mỗi ngày 2 lần. Chuyên dùng để thanh nhiệt hạ sốt cho trẻ em sốt cao.

Sài hồ, kinh giới, tía tô, bạc hà mỗi thứ 20 - 50g, sắc trong 5 phút rồi bỏ bã, chế thêm nước lạnh, dùng khăn mềm thấm dịch Thu*c lau toàn thân cho trẻ trong 15 phút. Chuyên dùng cho trẻ em sốt cao do ngoại cảm.

ThS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thanh-nhiet-ha-sot-bang-cay-la-vuon-nha-y-hoc-co-truyen-15178.html)

Tin cùng nội dung

  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY