Huyết học hôm nay

Thiếu máu - Tác nhân gây mệt mỏi âm thầm

Đa số mọi người đều nghĩ thiếu máu là bệnh nhẹ, ăn uống bổ sung các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng sẽ điều trị được bệnh. Nhưng thực chất thiếu máu không phải là bệnh, nó là một hội chứng, và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có cả các nguyên nhân từ lành tính đến ác tính.

Vậy, thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, là những bộ phận đảm trách nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan. Vì vậy sẽ gây ra các hiện tượng thiếu máu ở các cơ quan như da niêm, tim, phổi, thận, não… Lâu dần các cơ quan bị thiếu máu sẽ giảm chức năng, gây ra các bệnh như suy tim, thiếu máu não, suy thận,...

Nguyên nhân của thiếu máu?

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Thiếu nguyên liệu tạo máu: thiếu sắt, vitamin B12, acid folic

- Chảy máu tại bất cứ cơ quan nào trong cơ thể

- Tan máu

- Các bệnh lí bẩm sinh như Thalassemie

- Bệnh lí tại tủy xương gây giảm sinh máu,

- Các bệnh lí ác tính...

Nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất ở dân số Việt Nam là thiếu máu dinh dưỡng, đặc biệt là do thiếu sắt. Thiếu sắt không chỉ do chế độ ăn uống thiếu chất, mà còn do các nguyên nhân khác như: chảy máu kéo dài (rong kinh, rong huyết ở phụ nữ, viêm loét dạ dày, viêm loét đại trực tràng, ung thư, trĩ, nhiễm giun,…), hấp thu kém, cắt dạ dày, phụ nữ có thai, trẻ em tuổi dậy thì.

Các biểu hiện thiếu máu

Biểu hiện của thiếu máu?

Thiếu máu sẽ có các biểu hiện điển hình như: da xanh xao, nhợt nhạt, tim đập nhanh, hay hồi hộp, khó thở, chóng mặt, giảm tập trung…

Thiếu máu có nhiều mức độ, từ nhẹ, trung bình tới nặng:

Đối với những người thiếu máu mức độ nhẹ, hoặc cơ địa đã dần đáp ứng với tình trạng thiếu máu sẽ không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, thường chỉ phát hiện thông qua xét nghiệm kiểm tra.

Những trường hợp thiếu máu nặng phải phát hiện và truyền máu kịp thời, điều trị nguyên nhân vì nguy cơ tổn thương vĩnh viễn các cơ quan trong cơ thể, trường hợp nặng có thể tử vong.

Đối với trường hợp đau dạ dày sẽ có các biểu hiện: ợ hơi ợ chua, ăn uống kém, đau âm ỉ vùng bụng dưới, đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể táo bón hoặc tiêu lỏng, tiêu ra máu... Phụ nữ thường có triệu chứng ra kinh nhiều trong 1 chu kì, thống kinh.

Điều trị thiếu máu?

Điều trị thiếu máu bao gồm cả chế độ ăn uống, vận động, bổ sung thêm sắt viên, truyền máu khi cần thiết, và quan trọng nhất là điều trị nguyên nhân chính: điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt, điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, đại tràng, diệt giun sán, phát hiện sớm ung thư.

Hãy đến gặp bác sĩ, đừng tự điều trị!

Phòng ngừa thiếu máu?

Để phòng ngừa thiếu máu, cần có chế độ ăn uống cân đối thịt, cá, trứng, sữa, tinh bột, rau củ quả

- Những thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ (thịt bò, trâu), hải sản, các loại rau xanh đậm như muống, dền, ngót.

- Bổ sung vitamin C tự nhiên như cam, chanh để sắt hấp thu dễ dàng.

- Đối với thai phụ: Theo dõi thai kì chặt chẽ. Nếu cần thiết hãy đến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chính xác nhất.

Lưu ý: Chỉ uống thêm viên sắt khi có chỉ định của bác sĩ.

BS Phạm Đỗ Thanh Tuấn - Khoa Nội TQ - Bệnh viện quận Thủ Đức
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thieu-mau-tac-nhan-gay-met-moi-am-tham-n404527.html)

Tin cùng nội dung

  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY