Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế: Công suất xét nghiệm lớn nhưng phải bảo đảm chất lượng

MangYTe - Việt Nam hiện có 175 phòng xét nghiệm COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết tương đối an tâm với công suất hiện tại nhưng phải tăng cường nội kiểm, ngoại kiểm để nâng cao chất lượng xét nghiệm.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Công suất xét nghiệm lớn nhưng phải bảo đảm chất lượng - Ảnh 1.

Thứ trưởng bộ y tế trần văn thuấn nhấn mạnh tại hội nghị trực tuyến tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xét nghiệm sars-cov-2 tổ chức sáng 14/5.

Để tăng cường công tác xét nghiệm, Bộ đã có nhiều chỉ đạo đôn đốc, đề nghị các địa phương thực hiện tinh thần "4 tại chỗ". Đến nay, Việt Nam có 175 phòng xét nghiệm COVID-19 (cả khẳng định và sàng lọc), cấp phép 31 loại sinh phẩm cho các kỹ thuật xét nghiệm Realtime RT-PCR, kháng nguyên nhanh và kháng thể. Công suất xét nghiệm hiện nay đã tăng 2-3 lần so với các đợt dịch trước, có thể đạt khoảng 100.000 mẫu đơn/ngày.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Công suất xét nghiệm lớn nhưng phải bảo đảm chất lượng - Ảnh 3.

Thứ trưởng bộ y tế trần văn thuấn chủ trì hội nghị tập huấn trực tuyến về xét nghiệm covid-19.

Công suất lớn nhưng phải đảm bảo chất lượng xét nghiệm

Phát biểu từ điểm cầu nơi thực hiện cách ly y tế, thứ trưởng nguyễn trường sơn cho rằng với 175 phòng xét nghiệm là số lượng lớn nhưng phải đi đôi với chất lượng tốt. do đó, ông đề nghị bên cạnh số lượng tăng cường thì phải tăng cường chất lượng hết sức cần thiết từ khâu lấy mẫu, đảm bảo quy trình xét nghiệm (nội kiểm, ngoại kiểm) phải đúng quy định.

Các chuyên gia nhấn mạnh, việc lấy mẫu vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, kết quả xét nghiệm. Do đó, cán bộ lấy mẫu phải được tập huấn kỹ, phải đánh giá tập huấn cho nhân viên lấy mẫu, kiểm soát quá trình chất lượng lấy mẫu. Cùng đó, vật liệu lây mẫu, môi trường lấy mẫu phải phù hợp với kỹ thuật lấy mẫu.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Công suất xét nghiệm lớn nhưng phải bảo đảm chất lượng - Ảnh 4.

Thứ trưởng bộ y tế nguyễn trường sơn cho biết bộ y tế yêu cầu các cơ sở trên 300 giường bệnh bắt buộc có phòng xét nghiệm khẳng định.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện một số cơ sở y tế, kể cả bệnh viện lớn vẫn chưa làm được xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR. Trong khi đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở trên 300 giường bệnh bắt buộc có phòng xét nghiệm khẳng định. Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đây là việc phải thực hiện cấp thiết nhằm đảm bảo nâng cao năng lực xét nghiệm trên toàn quốc.

Với 2 loại xét nghiệm: kháng nguyên nhanh và RT-PCR, trong giai đoạn dịch này, các chuyên gia đánh giá dịch có khả năng lan rộng và phải dự phòng tình huống có 30.000 người nhiễm trên cả nước. Để đảm bảo công suất xét nghiệm, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị, địa phương phải biết kết hợp các phương tiện xét nghiệm, bên cạnh RT-PCR thì phải triển khai tích cực kháng nguyên nhanh theo công văn 2022/BYT.

"Các cơ sở phải quán triệt đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh. Đây là loại xét nghiệm giúp bệnh viện nhận và xử trí bệnh nhân cấp cứu, bảo vệ nhân viên y tế trong thời gian chờ xét nghiệm Realtime RT-PCR vì xét nghiệm khẳng định mất thời gian lâu hơn (hơn 6 tiếng mới có kết quả)" - PGS Trường Sơn nhấn mạnh.

Kháng nguyên nhanh là phương pháp phục vụ xét nghiệm cho vùng tâm dịch hoặc nơi cần xét nghiệm rộng như khu công nghiệp hay cơ sở y tế. thứ trưởng đề nghị đơn vị chức năng của bộ nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn để sử dụng nhuần nhuyễn hai "vũ khí" này trong công tác bảo vệ đặc biệt trong cơ sở khám chữa bệnh.

"Đối với phương pháp gộp mẫu, tôi đề nghị các địa phương, đơn vị thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế gộp 5 hoặc 6, 10 mẫu" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tăng cường nội kiểm, ngoại kiểm để nâng cao chất lượng

Phát biểu kết luận hội nghị, thứ trưởng bộ y tế trần văn thuấn nhấn mạnh hiện chúng ta tương đối an tâm với công suất hiện tại của các cơ sở xét nghiệm ở 3 miền. trong trường hợp cần thiết, nếu kết nối và tăng trang thiết bị thì chắc chắn nâng công suất gấp nhiều lần so với hiện tại.

Thứ trưởng đề nghị sở y tế, đơn vị thuộc bộ, cdc địa phương, cơ sở xét nghiệm cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn của bộ y tế, lựa chọn phương án triển khai xét nghiệm phù hợp với địa phương và đơn vị mình, nếu chưa rõ cần chủ động liên hệ với các đơn vị và chuyên gia.

Yêu cầu phòng xét nghiệm, các cơ sở tăng cường nội kiểm, ngoại kiểm để nâng cao chất lượng xét nghiệm, gs.ts trần văn thuấn đồng thời yêu cầu cục y tế dự phòng xây dựng kịch bản xét nghiệm cụ thể, chi tiết trong tình huống toàn quốc có 30.000 người mắc; thành lập ngay tổ tư vấn để xây dựng hướng dẫn cụ thể hơn về xét nghiệm trong tình hình mới; phối hợp cục khoa học công nghệ và đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức về xét nghiệm cho các tuyến.

Không có đặc quyền cho một hay một số doanh nghiệp cố định trong thực hiện xét nghiệm

Về máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, thứ trưởng trần văn thuấn đề nghị các địa phương đơn vị chủ động, khẩn trương chuẩn bị cho nhu cầu xét nghiệm theo tinh thần "4 tại chỗ", không để thiếu hụt khi dịch lan rộng trong cộng đồng hay diễn biến dịch xấu hơn. việc mua bán cần công khai, minh bạch, tránh lãng phí, tiêu cực.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Công suất xét nghiệm lớn nhưng phải bảo đảm chất lượng - Ảnh 5.

Công suất xét nghiệm sars-cov-2 của việt nam hiện nay tăng 2-3 lần so với các đợt dịch trước.

Nhấn mạnh bộ y tế luôn công khai, minh bạch trong việc cung cấp danh sách các doanh nghiệp, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm để các địa phương, đơn vị lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu, thứ trưởng trần văn thuấn khẳng định không có chuyện có đặc quyền cho một hay một số doanh nghiệp cố định trong thực hiện xét nghiệm.

"Tôi tin doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý sẽ có cơ hội tiếp cận hơn trong xét nghiệm", Thứ trưởng nói và bày tỏ lãnh đạo Bộ Y tế mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục có các giải pháp nhằm nghiên cứu, phát triển, nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, chung tay Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia, Chính phủ trong phòng chống dịch COVID-19.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/thu-truong-bo-y-te-cong-suat-xet-nghiem-lon-nhung-phai-bao-dam-chat-luong-20210514132702193.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY