Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thừa Thiên- Huế điều chỉnh nội dung thông báo “cấm cửa” người đến, về từ Đà Nẵng

(MangYTe) - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phát đi thông báo điều chỉnh nội dung văn bản mà Văn phòng UBND tỉnh này đã phát đi vào tối 14/5 về việc không tiếp nhận người đến/về từ TP Đà Nẵng. Theo thông báo mới nhất, Thừa Thiên - Huế vẫn tiếp nhận người đến/về từ Đà Nẵng nhưng bắt buộc phải khai báo y tế, cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Theo đó, tại nội dung văn bản mà Văn phòng UBND tỉnh này đã phát đi vào tối 14/5 thì UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị lực lượng công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát người và phương tiện từ vùng dịch tại các chốt kiểm tra y tế liên ngành để khoanh vùng, sàng lọc đối tượng. Đặc biệt, tuyệt đối không tiếp nhận công dân đến hoặc trở về  từ TP Đà Nẵng (trừ các trường hợp thực thi công vụ và có ý kiến của Ban Chỉ đạo).

Thông tin “tuyệt đối không tiếp nhận công dân đến hoặc trở về  từ tp đà nẵng” đã gây ra nhiều thông tin trái chiều trên mạng xã hội. ngày 15/5, văn phòng ubnd tỉnh thừa thiên - huế tiếp tục phát đi thông báo cho biết đang điều chỉnh thông tin nói trên. thông báo khẳng định, địa phương này vẫn tiếp tục thực hiện thông báo số 58/tb-bcđ của ban chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 tỉnh thừa thiên - huế ngày 10/5 về các biện pháp giám sát công dân từ vùng dịch đến tỉnh thừa thiên - huế.

Lực lượng chức năng lập chốt kiểm soát COVID-19 trên đèo Hải Vân. Ảnh: L.Đ.D 

Theo thông báo mới của ubnd tỉnh thừa thiên - huế, tất cả mọi công dân đến thừa thiên - huế (bao gồm cả người huế về địa phương) bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định. thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm pcr đối với tất cả công dân đến tỉnh thừa thiên - huế (bao gồm cả người huế về địa phương) đã đi qua/đến từ các xã/phường/thị trấn của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã được bộ y tế công bố, cập nhật có điểm dịch từ 0 giờ 00 phút, ngày 11/5.

Thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và lấy mẫu xét nghiệm pcr đối với tất cả công dân đến tỉnh thừa thiên - huế (bao gồm cả người huế về địa phương) đã đi qua/đến từ các quận/huyện của thành phố đà nẵng đã được bộ y tế công bố, cập nhật có điểm dịch từ 0 giờ 00 phút, ngày 11/5.

Như vậy thông báo mới đã đính chính lại nội dung "tuyệt đối không tiếp nhận công dân đến/trở về từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế, trừ các trường hợp thực thi công vụ và có ý kiến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch" mà Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát đi vào tối 14/5.

Xuân Nha

Mạng Y Tế
Nguồn: Bảo vệ pháp luật (https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/doi-song-xa-hoi/thua-thien-hue-dieu-chinh-noi-dung-thong-bao-cam-cua-nguoi-den-ve-tu-da-nang-105601.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY