Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thực đơn cho người cao tuổi trong mùa dịch

(MangYTe) - Khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch, sẽ hoạt động hiệu quả hơn để chống lại tác nhân gây bệnh

Người lớn tuổi có bệnh nền, hệ miễn dịch suy yếu, cần phải chú trọng chế độ ăn đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh để phòng chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Ăn chín, uống sôi, dùng thực phẩm sạch

Theo BS chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, năng lượng cần cho cơ thể mỗi ngày với người trưởng thành khoảng 1.800-2.200 kcal, bậc cao niên là 1.700-1.900 kcal. Bữa ăn cần cân đối các nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm là nguyên liệu tạo kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Đạm đến từ các loại thịt heo, thịt bò, cá, trứng... cần khoảng 15%-20% tổng khẩu phần ăn mỗi ngày.

Khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch, hoạt động hiệu quả hơn để chống lại tác nhân gây bệnh. Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cần tập trung vào cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất bột đường; kiểm soát chất béo; tăng cường vitamin A, E, D, C; kẽm, selen, sắt và probiotic.

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng chung, tùy từng đối tượng mà có chế độ ăn phù hợp. Người cao tuổi có mắc thêm các bệnh mạn tính, ví dụ bệnh đái tháo đường cần hạn chế thực phẩm tăng đường huyết, ăn trái cây cần chọn trái cây ít ngọt; bệnh nhân tim mạch nên tránh thực phẩm chứa nhiều muối... "Để tăng sức đề kháng trong mùa dịch, nên ăn chín, uống sôi, dùng thực phẩm sạch. Cân nhắc chọn nguồn thực phẩm, nhất là các loại thịt, có quy trình đóng gói khép kín giúp ngăn vi khuẩn bên ngoài, nguồn gốc rõ ràng, đến từ thương hiệu uy tín" - bác sĩ Diệp khuyên.

Việc cung cấp đủ dưỡng chất dinh dưỡng hằng ngày không đồng nghĩa với việc hoàn toàn có thể phòng ngừa được dịch Covid-19. Quan trọng hơn cả là cần tránh nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh bằng cách tuân thủ những khuyến cáo của Bộ Y tế. Trường hợp có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp như ho, sốt, khó thở, nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị sớm.

Các bệnh viện hiện nay đều tăng cường công tác vệ sinh, sát khuẩn - nhất là khâu sàng lọc, cách ly dịch bệnh Covid-19

Tăng miễn dịch

TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết cùng với nhiều biện pháp được khuyến cáo như: tránh tới nơi đông người, thường xuyên rửa tay hay đeo khẩu trang… thì phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn virus lạ xâm nhập cơ thể là một biện pháp hữu ích.

BS Minh Hạnh cho biết thêm vitamin C là chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bởi dưỡng chất này hỗ trợ tạo bạch cầu và giúp tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Các loại trái cây họ cam quýt, đu đủ, dâu, cà chua, bông cải xanh… là những nguồn thực phẩm giàu vitamin C. Mỗi ngày nên ăn khoảng 300 g rau xanh, 2-3 phần hoa quả tươi (một phần tương đương 1 trái cam cỡ vừa hoặc 1 trái táo, 2-3 múi bưởi, 1 trái ổi, 1/2 trái bơ, 6 trái dâu tây, 1 ly đu đủ xắt miếng…) thì sẽ nhận đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể.

BS chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, chia sẻ các loại nguyên liệu gần gũi như: trà, tỏi, hành, mật ong, chanh, sả... rất tốt cho người cao tuổi. Nghiên cứu cho thấy những nguyên liệu này giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng ức chế các loại virus như cúm mùa (A và B), rhinovirus, herpes…

Đối với người già do khả năng ăn kém, hoạt động của hệ tiêu hóa cũng kém nên dễ thiếu chất; cảm giác khát kém nhạy nên dễ bị thiếu nước. Vì vậy, cần chú ý cung cấp đủ dưỡng chất và đủ nước cho cơ thể. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp thải độc tố, cũng là một cách hỗ trợ hệ miễn dịch.

Lối sống lành mạnh và nghỉ ngơi, thư giãn sẽ là liều Thu*c bổ vô cùng quan trọng nhằm củng cố hệ miễn dịch. Hạn chế thức quá khuya hay thức đêm, ăn uống thất thường. Ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh cytokine - một loại protein có khả năng kháng viêm và chống nhiễm trùng - nên sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh.

Mối nguy bỏ tái khám, dùng toa Thu*c cũ

ThS-BS Trương Hồ Tường Vi, Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khuyến cáo người mắc bệnh mạn tính phải uống Thu*c suốt đời như bệnh cao huyết áp, đái tháo đường... nếu bỏ giữa chừng, huyết áp sẽ tăng, đường huyết không kiểm soát được nguy cơ dẫn đến biến chứng về mắt, suy thận, suy tim... Có bệnh nhân do ngại đi tái khám đã mua lại Thu*c theo toa cũ, việc này là không nên vì toa Thu*c cũ chỉ phù hợp thời điểm nhất định. Chẳng hạn với bệnh đái tháo đường, nếu chỉ dùng lại toa Thu*c cũ, không làm xét nghiệm máu sẽ không kiểm soát được đường huyết, nguy cơ tụt đường huyết có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.

Nếu tuân thủ đúng những khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, người cao tuổi hoàn toàn yên tâm đến bệnh viện khám bệnh. Tại các bệnh viện hiện nay đều tăng cường công tác vệ sinh, sát khuẩn - nhất là khâu sàng lọc, cách ly dịch bệnh Covid-19, vì vậy không nên quá lo lắng khi đi khám bệnh.

Bài và ảnh: Nguyễn Thạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/thuc-don-cho-nguoi-cao-tuoi-trong-mua-dich-20200323203454401.htm)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY