Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

T*nh d*c - Lợi ích và nguy cơ với hệ tim mạch

Hoạt động T*nh d*c là nhu cầu cơ bản, chính đáng và bình đẳng của mỗi con người. Gần đây, T*nh d*c đã được xã hội nhìn nhận cởi mở và đúng mực hơn,
Hoạt động T*nh d*c là nhu cầu cơ bản, chính đáng và bình đẳng của mỗi con người. Gần đây, T*nh d*c đã được xã hội nhìn nhận cởi mở và đúng mực hơn, coi đó là những nhu cầu S*nh l* bình thường và hiểu được những tác dụng tích cực của T*nh d*c như tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp cuộc sống vợ chồng mãn nguyện và hạnh phúc hơn. Với những người khỏe mạnh, hoạt động T*nh d*c điều độ không những giúp cho thỏa mãn về tinh thần mà còn tốt cho hệ tim mạch.

T*nh d*c ở người bệnh tim mạch

Khi hoạt động T*nh d*c, các bộ phận cơ thể đều được vận động, góp phần tiêu hao năng lượng, giúp giảm béo phì, ngoài ra cơ thể tiết ra nội tiết tố Sinh d*c giúp tăng cường đồng hóa các chất dinh dưỡng, chuyển hóa chất đạm, chất mỡ và đường trong cơ thể, sẽ làm giảm mỡ máu (cholesterol máu), giảm đường máu và hạn chế một số nguy cơ của bệnh tim mạch. Ở phụ nữ, hoạt động T*nh d*c còn làm tăng lượng hormon oxytocin giúp cơ thể trẻ ra, tăng cảm giác mãn nguyện, yêu đời và hạnh phúc.

Tuy nhiên, đối với người có bệnh tim mạch, hoạt động T*nh d*c là hoạt động gắng sức nhẹ, làm tăng nhịp tim và huyết áp, nhưng không nhiều. Đối với người có bệnh tim nhẹ (như suy tim độ I-II, tăng huyết áp giai đoạn I, II...) thì hoạt động T*nh d*c nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến bệnh, mà ngược lại còn có lợi cho tim mạch khi duy trì đều đặn và nhẹ nhàng. Khi người bệnh tăng huyết áp giai đoạn III (huyết áp tối đa trên 180mmHg), suy tim nặng hoặc có bệnh thiếu máu cơ tim, cần lưu ý điều chỉnh hoạt động T*nh d*c để tránh tai biến.

Nếu bệnh nhân có suy tim độ III trở lên (bệnh nhân thấy khó thở cả khi nghỉ ngơi) thì cần tránh quan hệ T*nh d*c và điều trị tích cực, khi mức độ suy tim giảm dần có thể hoạt động T*nh d*c nhưng nên hạn chế và tránh gắng sức. Khi sinh hoạt T*nh d*c mà thấy khó thở hoặc mệt cần ngừng ngay, có thể thay đổi tư thế để giảm mức độ gắng sức. Khi điều trị bệnh chưa ổn định cũng nên tránh quan hệ T*nh d*c, vì có thể làm bệnh nặng hơn, xuất hiện rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim... nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn I và II, có thể tiếp tục hoạt động T*nh d*c. Cần lưu ý một số Thu*c điều trị tăng huyết áp có thể gây giảm chức năng T*nh d*c, vì vậy cần được tư vấn của bác sĩ tim mạch khi dùng Thu*c hạ huyết áp, nếu có những phản ứng phụ đó nên thay bằng Thu*c khác theo hướng dẫn của thầy Thu*c để không ảnh hưởng đến chức năng T*nh d*c.

Đối với người bệnh bị thiếu máu cục bộ cơ tim (do hẹp động mạch vành) có biểu hiện đau ngực thì cần tránh hoạt động T*nh d*c hoặc khi hoạt động T*nh d*c có xuất hiện đau ngực thì cần ngừng ngay. Khi bệnh được điều trị ổn định, không còn đau ngực, có thể tiếp tục hoạt động T*nh d*c, tuy nhiên cần chọn tần suất và mức độ phù hợp.

Đối với người bệnh sau phẫu thuật tim mạch có thể trở lại quan hệ T*nh d*c sau khoảng vài tuần. Bệnh nhân có thể bắt đầu một cách từ từ. Đa số người bệnh bắt đầu quan hệ sau 2 - 3 tuần. Theo ước tính, khi người bệnh có thể đi lên cầu thang bộ 3 tầng thì có thể trở lại hoạt động T*nh d*c từ từ và bình thường.

Các triệu chứng cần lưu ý

Trong lúc quan hệ T*nh d*c, nhịp tim sẽ tăng, da sẽ hồng và ấm hơn. Đây là những biểu hiện bình thường. Khi thấy xuất hiện các biểu hiện như đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc không đều, cần dừng lại và nói với bạn tình. Nên khám và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch sau đó. Trên thực tế, có thể gặp hiện tượng “thượng mã phong” hay Đông y còn gọi là “tẩu dương”, biểu hiện là khi giao hợp đến lúc cực khoái, người đàn ông vã mồ hôi lạnh, chân tay lạnh, thở dốc, bất tỉnh, mạch đập yếu, tinh dịch chảy ra liên tục đến khi kiệt sức... Trường hợp này hay gặp ở người có bệnh lý tim mạch trước đó. Theo kinh nghiệm của Đông y, người vợ cần bình tĩnh, không được đẩy người chồng ra mà giữ nguyên tư thế, hà hơi thổi ngạt, nhanh chóng dùng vật nhọn như kim băng, trâm cài tóc... châm mạnh vào đầu xương cùng cụt (vị trí huyệt trường cường) hoặc huyệt hội âm là điểm giữa nối từ gốc D**ng v*t đến hậu môn. Đồng thời dùng ngón tay bấm mạnh vào vị trí giữa của rãnh nhân trung từ gốc mũi xuống môi trên. Nếu ngừng tim cần ấn tim ngoài lồng ngực. Sau đó gọi điện cấp cứu và chuyển đến bệnh viện sớm nhất có thể.

Lời khuyên của bác sĩ

Để đảm bảo an toàn khi sinh hoạt T*nh d*c, người bệnh cần được tư vấn đầy đủ về lợi ích và những nguy cơ có thể gặp phải. Cần duy trì thói quen ăn uống điều độ, tập thể dục, nghỉ ngơi, dùng Thu*c đều đặn hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ, dừng hút Thu*c lá, không uống rượu. Nên quan hệ ít nhất 2 giờ sau bữa ăn, cần tránh khi mệt cũng như tránh ngày quá nóng hay quá lạnh.

Duy trì quan hệ T*nh d*c giúp cho đời sống vợ chồng thêm gần gũi. Với người có bệnh tim mạch, T*nh d*c đúng mực sẽ giúp giải tỏa stress, thấy tự tin và yêu cuộc sống hơn, giúp chiến đấu với bệnh tim mạch. Ngoài ra, các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi, đạp xe, khiêu vũ ở mức độ phù hợp có tác dụng làm giảm nguy cơ tim mạch trong lúc quan hệ T*nh d*c.

BS. Ngô Tuấn Anh

(Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tinh-duc-loi-ich-va-nguy-co-voi-he-tim-mach-7479.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY