Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Tôi bị cường giáp, khi tái khám cần làm những xét nghiệm gì?

(Mangyte) - Bác sĩ kê đơn có Thu*c Orthocal-d, Thu*c này lại chống chỉ định bệnh cường giáp, nếu tôi uống thì có vấn đề gì không?

Thưa bác sĩ,

Tôi 42 tuổi (nam), tôi bị bệnh .

Bác sĩ kê đơn: Thyrozol 5mg: ngày 3 viên; Inderal: ngày 0.5 viên; Orthocal-d: ngày 2 viên. Uống trong vòng 1 tháng.

Xin hỏi, khi tôi đọc hướng dẫn sử dụng Thu*c Orthocal-d, phần chống chỉ định có ghi chống chỉ định bệnh cường giáp. Vậy tôi uống Thu*c này có vấn đề gì không?

Khi đi tái khám tôi cần phải làm các xét nghiệm gì? Bác sĩ vui lòng tư vấn cho tôi. Xin chân thành cảm ơn! (account@...hotel.com)

Trả lời:

Chào bạn,

Cường giáp là một hội chứng, có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Đa số trường hợp cường giáp là do bệnh Basedow gây ra (tên gọi khác là bệnh Graves). Cường giáp là tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra nhiều hormone Thyroxine.

Thường do nguyên nhân tự miễn, bệnh đặc trưng bởi cường chức năng, phì đại, quá sản tuyến giáp do ảnh hưởng hormon giáp tiết quá nhiều.

Trong 3 loại Thu*c của bạn đang dùng, Thyrozol 5mg (Thiamazole.) là Thu*c chủ lực để điều trị bệnh cường giáp, bệnh của bạn đang có ảnh hưởng đến tim làm nhịp nhanh xoang nên bác sĩ có chỉ định dùng thêm Inderal giúp điều hòa lại nhịp tim.

Orthocal D có thành phần (Calci Carbonate và Vitamin D3) được chỉ định trong điều trị loãng xương, nhuyễn xương, còi xương, co cứng cơ và các bệnh tuyến cận giáp hoặc cần bổ sung thêm calci trong các trường hợp mang thai, viêm thận… Cường giáp có thể góp phần làm loãng xương nên bác sĩ đã bổ sung cho bạn dùng thêm Thu*c Orthocal D.

Tuy nhiên theo khuyến cáo của nhà sản xuất, Thu*c này có chống chỉ định cho bệnh nhân vì vậy, anh không nên dùng, anh có thể bổ sung bằng chế độ ăn uống.

Để đánh giá nồng độ các loại hormon giáp trong máu: dựa vào xét nghiệm T3, T4 hoặc FT3, FT4.

FT3 và FT4 là nồng độ hormon giáp ở dạng tự do, so với T3, T4 thông thường thì đo FT3, FT4 phản ảnh tốt hơn chức năng của tuyến giáp.

Nếu có điều kiện thì nên đo FT3, FT4. Trong trường hợp không có máy đo hormone giáp ở dạng tự do thì có thể đo T3, T4. Bình thường khi tái khám bạn sẽ làm FT3, FT4 và TSH, siêu âm tuyến giáp…

Thân mến! BS Chuyên khoa của AloBacsi

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/toi-bi-cuong-giap-khi-tai-kham-can-lam-nhung-xet-nghiem-gi-n18834.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY