Tin tức hôm nay

Tin tức

“Trắng đêm” nơi tuyến đầu xét nghiệm tìm ca nhiễm Covid-19

Sáng 4-2, Hải Dương tiếp tục ghi nhận thêm 37 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc tại đây từ ngày 27-1 đến nay lên tới 287 ca. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương sáng đèn liên tục trong chín ngày qua. Hàng nghìn mẫu bệnh phẩm được gửi về đây mỗi ngày, được phân loại và xét nghiệm để truy vết.

Chín ngày qua, dịch lan tới 7/12 huyện, thị xã, thành phố của hải dương, chủ yếu xuất phát từ công ty tnhh điện tử poyun việt nam (có địa chỉ ở khu công nghiệp cộng hòa, tp chí linh). ngay sau khi phát hiện, hải dương đã cách ly và xét nghiệm toàn bộ người trong khu công nghiệp cộng hòa.

Trước nguy cơ lây lan của dịch bệnh, với sự hỗ trợ của bộ y tế, hiện công suất xét nghiệm của hải dương đã tăng số lượng ca xét nghiệm lên 8.000 mẫu/ngày, tập trung vào các ca f1, vùng nguy cơ cao, tâm dịch trước, làm từ bên trong ra, không làm ồ ạt trên diện rộng từ đó xác định ngay các ca f0 để truy vết, khoanh vùng, cách ly, điều trị kịp thời.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Hải Dương, các cán bộ y tế tại CDC Hải Dương đã nhiều đêm không ngủ để chạy đua với thời gian, hoàn thành công tác truy vết một cách nhanh nhất có thể. Nhiệm vụ của họ ngay khi tiếp nhận mẫu từ các chuyến xe chở đến là bê những thùng xốp đựng mẫu bệnh phẩm tới phòng tách mẫu. Tại đây các nhân viên sẽ tiến hành phân loại các mẫu xét nhiệm và đánh mã cho từng mẫu từ F1-F4.

Việc phân loại nhằm xác định ai là F1, F2 bị nhiễm bệnh và liệu có lây sang cho F3 hay không. Đồng thời, tìm ra mối liên quan giữa các ca nghi nhiễm.

“Trắng đêm” nơi tuyến đầu xét nghiệm tìm ca nhiễm Covid-19 -0 Chín đêm qua, các cán bộ y tế tại đây gần như thức trắng để xét nghiệm, phân loại mẫu bệnh phẩm, tìm nguồn lây trong cộng đồng.

Trong không gian tĩnh lặng của đêm, những đôi mắt của cán bộ y tế hằn lên những vết máu đỏ vì thiếu ngủ nhưng họ phối hợp rất nhịp nhàng khi được phân công nhiệm vụ.

Chịu trách nhiệm toàn bộ ê-kíp xét nghiệm, chuyên gia sinh học phân tử Nguyễn Nhân Duy cho biết, khi nhận được tin, ông và các đồng nghiệp đã bay từ TP Hồ Chí Minh ra với quyết tâm cố gắng hỗ trợ Hải Dương sớm kiểm soát được dịch bệnh. Hầu hết các thành viên trong nhóm đã từng chinh chiến ở Đà Nẵng và giờ tiếp tục “chia lửa” cùng Hải Dương.

Đặng Hoàng Anh (nhân viên chi viện cho CDC Hải Dương) đỏ hằn đôi mắt tâm sự, đội xét nghiệm làm việc từ sáng đến 16 – 17 giờ chiều để chạy máy thử mẫu. Đến 20 giờ tối các mẫu xét nghiệm ở các nơi đổ về, cả ê-kíp lại vào guồng quay và làm đến khi trời sáng. Bốn ngày hôm nay chắc tôi ngủ tổng cộng được khoảng 8 giờ đồng hồ”, anh Hoàng Anh chia sẻ.

Sau khi phân loại, các mẫu xét nhiệm được chuyển sang phòng tra mẫu để thử với hóa chất, dựa vào các phản ứng sẽ giúp nhận biết các mẫu dương tính với Covid-19. Công tác kiểm tra mẫu rất khẩn trương, nhưng lại phải cẩn thận tới từng chi tiết.

Chị Trần Thị Quỳnh Lan (Bến Tre) tâm sự, mấy ngày nay, chị chỉ tranh thủ chợp mắt một chút trong lúc chờ mẫu xét nghiệm mới về hoặc khi nào mệt quá không cố gắng được nữa mới dám nằm nghỉ. Không chỉ riêng Hoàng Anh hay Quỳnh Lan, tất cả những nhân viên trong ê-kíp xét nghiệm ở CDC đã xem việc thức trắng đêm là chuyện thường ngày.

Tại phòng PCR nơi chạy thông tin phản ứng của các mẫu xét nghiệm nhằm kiểm tra trình tự gien của mẫu bệnh phẩm và virus SARS-CoV-2 có trùng nhau không, chị Vũ Thị Huyên đã có chín đêm thức trắng kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên ở Hải Dương.

Chị huyên tâm sự, ngay sau khi nhận được thông báo về ca bệnh đầu tiên, cdc hải dương đã nhanh chóng khởi động đội phản ứng nhanh tiến hành lấy mẫu ngay lập tức ở chí linh để khoanh vùng những ca f1.

“Đúng 12 giờ đêm, sau khi các mẫu dịch được chuyển về, đội chúng tôi đã khởi động phòng lab tiến hành xét nhiệm sàng lọc 14 ca F1 của bệnh nhân, qua đó đã phát hiện ra một ca dương tính. Mặc dù vậy, để xác định chính xác 100% chúng tôi vẫn phải tiến hành các bước xét nhiệm khác. Đến 7 giờ sáng ngày hôm sau, chính thức công bố ca bệnh dương tính với Covid-19”, chị Huyên kể lại.

“Trắng đêm” nơi tuyến đầu xét nghiệm tìm ca nhiễm Covid-19 -0 Công việc rất vả nhưng ai nấy đều rất khẩn trương để trả kết quả xét nghiệm kịp thời cho công tác truy vết.

Từ khi có ca nhiễm ở Hải Dương, mỗi ngày đội của chị Huyên làm việc ba ca trong phòng lab, mỗi ca kéo dài từ 6-7 giờ, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Chỉ những hôm không phát hiện ca nhiễm mới, cả đội mới tranh thủ ăn uống, ngủ nghỉ.

Thông thường các mẫu bệnh phẩm sẽ được chuyển về trung tâm lúc 22 giờ và ca làm việc của đội xét nghiệm sẽ bắt đầu từ 23 giờ cho đến sáng hôm sau. chín đêm qua, đội ngũ y tế tại đây thức trắng để tìm ra nguồn lây qua các mẫu xét nghiệm. với họ, năm nay sẽ đón cái tết thật đặc biệt vì phải xa gia đình, làm việc 24/24 để truy vết ca bệnh, nhưng trong cuộc chiến thần tốc này, họ biết rằng mình là mắt xích không thể tháo rời - là mắt xích vô cùng quan trọng để giúp cho hải dương sớm khống chế được dịch bệnh.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/trang-dem-noi-tuyen-dau-xet-nghiem-tim-ca-nhiem-covid-19-634282/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY