Tin tức hôm nay

Tin tức

Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vaccine Covid-19 có thể gặp những phản ứng gì?

Hầu hết trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng bất thường.

câu hỏi: tôi có con trai 8 tuổi và tới đây sẽ tiêm vaccine. cháu từng nhiễm covid-19 cách đây 4 tuần. gia đình tôi có nên cho cháu tiêm hay không và liệu trẻ sẽ có phản ứng gì khi tiêm hay không?

Trả lời:

Pgs, ts dương thị hồng, phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, thông qua báo cáo trên thế giới, hầu hết trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng covid-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng bất thường.

đối với vaccine pfizer, các phản ứng rất thường gặp khi tiêm vaccine phòng covid-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi là: đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm (> 80%), kiệt sức (> 50%), đau đầu (> 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (> 20%), đau cơ và ớn lạnh (> 10%).

Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi là: buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm;

Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000). tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận phản ứng này đối với trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm vaccine phòng covid-19 trong hệ thống.

Đối với vaccine Moderna, các phản ứng rất thường gặp là: Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (thí dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp,đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm và đau khớp;

Phản ứng thường gặp là : Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm;

Phản ứng ít gặp là: Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm;

Phản ứng hiếm gặp là: Giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da;

Phản ứng rất hiếm gặp là: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Việc theo dõi sau tiêm vaccine cần được đề cao và thực hiện sát sao hơn với trẻ 5 đến dưới 12 tuổi. cha mẹ, người thân phải túc trực bên cạnh trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm. trong thời gian này, chúng ta cần theo sát trẻ để nhận ra các phản ứng, đặc biệt liên quan tim mạch, phản ứng phản vệ hay tình trạng tương tự viêm đa cơ quan như phát ban, tổn thương niêm mạc. đây là các dấu hiệu sớm để cảnh giác khi trẻ tổn thương những cơ quan khác.

PGS, TS Dương Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, đối với trẻ đã nhiễm vaccine, thống nhất là 3 tháng sau khi khỏi, không gặp những vấn đề phản ứng nặng sau nhiễm thì tiêm vaccine.

Theo ông lân, trẻ em mắc covid-19 nhẹ cũng cần tiêm vaccine vì nhẹ nên miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ. ngay cả với người lớn miễn dịch tự nhiên không chuẩn hóa bằng miễn dịch của vaccine. khi có miễn dịch tự nhiên, thêm miễn dịch của vaccine sẽ có kháng thể bảo vệ cho trẻ.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/dieu-tri/tre-5-den-duoi-12-tuoi-tiem-vaccine-covid-19-co-the-gap-nhung-phan-ung-gi--691581/)

Chủ đề liên quan:

covid-19 tiêm vaccine trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY