Tiêu hóa hôm nay

Trẻ bị táo bón có nên dùng Thuốc thụt?

Bé nhà tôi bị táo bón, đi khám bác sĩ bảo cứ hơn 1 ngày cháu không đi là dùng Thuốc thụt microlismi, dùng nhiều không hại? Xin quý báo tư vấn giúp có nên dùng Thuốc thụt cho cháu.
Nguyễn Phương Thu (Lâm Đồng)

Theo tôi chị có thể dùng một vài lần giải pháp tình thế khi cháu không đi ngoài được chứ không nên dùng Thuốc kéo dài cho cháu vì sẽ gây cảm giác rát bỏng và mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên của trẻ, thậm chí dùng nhiều có thể dẫn đến chảy máu hậu môn của bé.

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định, tăng cường vận động và uống nhiều nước đó là những nguyên tắc vàng để tránh táo bón.

Chị cần chú ý cho cháu ăn nhiều sữa chua, tránh ăn các loại thực phẩm gây táo bón như hồng xiêm, ổi, cà rốt..., ăn nhiều rau có chất xơ như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau khoai lang, rau ngót, rau đay..., các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam... giúp cháu đi ngoài dễ dàng hơn. Chị cũng có thể xoa bụng cho cháu theo chiều kim đồng hồ ngày 2 lần giúp tăng cường nhu động ruột cho cháu giúp cháu đi ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài ra, chị cũng có thể tham khảo các biện pháp thụt dân gian tạo phản xạ đi ngoài cho bé như dùng cọng trắng của hành lá nhúng vào dầu ăn làm vài lần là trẻ có thể đi ngoài được, hoặc bơm nước nóng vào hậu môn cũng có thể giúp trẻ đi được. Những phương pháp này an toàn hơn so với việc dùng Thuốc thụt.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa táo bón cho trẻ em mà thành phần thường là chất xơ thiên nhiên, các loại lợi khuẩn đường ruột. Chị có thể tham khảo ý kiến thầy Thuốc để chọn dùng cho cháu. Tốt nhất chị nên đưa cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa nhi để các bác sĩ thăm khám và tìm đúng nguyên nhân gây táo bón. Chúc chị thành công!

Mangyte.vn
Theo BS. Hồng Nguyên - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tre-bi-tao-bon-co-nen-dung-thuoc-thut-1765.html)

Chủ đề liên quan:

táo bón trẻ bị táo bón

Tin cùng nội dung

  • Táo bón dường như là nỗi niềm chung của dân văn phòng. Sở dĩ là vì bệnh có liên quan tới thói quen ăn uống và vận động.
  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY