- táo bón do chế độ ăn: bé ăn uống ít chất xơ, uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm, kém ăn, ăn chủ yếu thức ăn nhân tạo (các loại bột ăn liền đều có lượng chất xơ thấp hơn cần thiết) sẽ có khả năng bị táo bón cao.
- táo bón do bệnh: bé dễ bị táo bón khi mắc các bệnh rối loạn vi khuẩn đường ruột, phình đại tràng, hội chứng ruột dài, cơ thành bụng yếu, rối loạn điện giải khiến chất kali giảm ...
- táo bón do phản xạ ức chế: thói quen nhịn đi ngoài do bé sợ bẩn, sợ mùi, sợ bị đau do những lần đi ngoài trước, bé không tập trung khi đi ngoài hoặc việc bố mẹ lạm dụng Thu*c nhuận tràng hay tháo thụt đều khiến bé bị táo bón và bị lại nhiều lần.
- cho bé ăn đủ lượng chất xơ có trong rau và hoa quả tùy theo độ tuổi. tăng cường các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, đu đủ, rau đay, mùng tơi, rau dền, rau khoai lang, sữa chua... các loại thịt đỏ (trâu, bò, cừu) ăn lượng vừa đủ, vì thừa protein cũng gây táo bón. hạn chế các thực phẩm gây táo bón như hoa quả có vị chát gồm ổi, táo, hồng xiêm, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa cafein như sô cô la, cà phê, nước chè, nước ngọt có ga... hạn chế thức ăn nhân tạo, cho bé ăn đa dạng thức ăn mẹ tự chế biến. cho bé uống đủ nước
- Tập cho bé thói quen đi ngoài đều đặn và tập trung, không cho bé cầm đồ chơi, xem sách, không kể chuyện cho bé.
- mẹ không nên tự ý cho bé dùng Thu*c nhuận tràng hoặc tháo thụt thường xuyên không theo chỉ định của bác sĩ. những việc này có thể khiến cho ruột của bé trở nên lười nhác, chứng táo bón càng kéo dài và nặng hơn.
Theo Gia Đình Việt Nam
Link bài gốc
Copy link
https://giadinhvietnam.com/tre-bi-tao-bon-phai-lam-sao-d114574.html