Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trẻ có những biểu hiện này khả năng đã bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong 10 nguyên nhân gây T* vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy cần nhiệt biết, phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết sớm để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính do virus gây nên. bệnh lây lan và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, trụy tim mạch... gây t* vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt ban đầu: Trẻ sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.

Biểu hiện ban đầu khi trẻ bị sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết,...

Giai đoạn nguy hiểm: thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh. biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương.

Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện: vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp. Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, lợi; tiểu ra máu...

Không có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị T* vong nếu bị sốc với những biểu hiện: giảm huyết áp, giảm nhiệt độ, giảm tri giác. Trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu.

Giai đoạn phục hồi: sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ. biểu hiện của trẻ: hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. khi xét nghiệm máu thì số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.

Về điều trị bệnh

Phần lớn các trường hợp trẻ sốt xuất huyết đều có thể điều trị ngoại trú tại y tế cơ sở và khám lại đầy đủ theo đúng hẹn. cần chú ý chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể như sau:

Nếu bệnh nhân sốt cao trên 39 độ C, uống Thu*c hạ nhiệt paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được uống paracetamol quá liều, không được dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen, vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Khuyến khích người bệnh uống nhiều oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc nước cháo loãng với muối.

Về chế độ ăn, nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ. Không nên dùng thực phẩm hoặc Thu*c có màu sẫm (tránh trường hợp nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa).

Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động trong giai đoạn có sốt.

Trong trường hợp trẻ không uống được nước do nôn quá nhiều, li bì nhiều, cần đưa đến khám lại tại cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.

Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ có một hoặc nhiều các biểu hiện sau cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời: vật vã, lừ đừ, đau bụng vùng gan có xu hướng tăng; da sung huyết nhưng chân tay lạnh; nôn có xu hướng tăng đột ngột; chảy máu tiêu hóa đột ngột; tiểu ít.

Theo H.Nguyên/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/tre-co-nhung-bieu-hien-nay-kha-nang-da-bi-sot-xuat-huyet-d127854.html?fbclid=IwAR20ik2vC-Gkm5-Lh2X6T-5Qe-Sm7PDhs9UG0nAg_HjT2tV61JPYbwWP400

Theo H.Nguyên/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tre-co-nhung-bieu-hien-nay-kha-nang-da-bi-sot-xuat-huyet/20211203111235120)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY