Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Trẻ mắc bệnh Covid-19 điều trị tại nhà như thế nào?

Nếu trẻ có sốt, ho, hoặc có triệu chứng khác, hãy gọi cho nhân viên y tế. Họ sẽ hướng dẫn bạn làm gì và có cần gặp trực tiếp con bạn hay không.

Câu hỏi: Con tôi có biểu hiện sốt, mệt và tôi đang nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Bây giờ tôi cần làm gì và nếu nhẹ cháu có thể điều trị ở nhà không?

Trả lời:

TS, BS Nguyễn Huy Luân, Trưởng đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh:

Nếu trẻ có sốt, ho, hoặc có triệu chứng khác, hãy gọi cho nhân viên y tế. Họ sẽ hướng dẫn bạn làm gì và có cần gặp trực tiếp con bạn hay không. Các trường hợp bệnh nghi ngờ, cần làm xét nghiệm khẳng định nhiễm SARS-CoV-2.

Nếu bạn đang chăm sóc trẻ tại nhà, bạn cần dụng cụ đo độ bão hoà ô-xy để đo ít nhất ngày 2 lần hay khi thấy bé không khoẻ. một vài trẻ mắc covid-19 đột ngột diễn tiến nặng lên trong khoảng 5-10 ngày.

Gọi cấp cứu ngay nếu trẻ có:

- SpO2 ≤ 93% khi thở khí trời, hoặc/và có dấu hiệu tím tái, hoặc cần phải thở ô-xy hỗ trợ.

- Khó thở, thở nhanh

- Đau hoặc nặng ngực

- Môi hoặc mặt tím tái

- Đau bụng dữ dội

- Hành vi lú lẫn hoặc không giống bình thường

- Không thể đánh thức được

Không có điều trị đặc hiệu cho Covid-19. Hầu hết trẻ khỏe mạnh bị nhiễm có thể hồi phục tại nhà, thường khỏe lại trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Bạn hãy sử dụng Thu*c hạ sốt khi trẻ có sốt cách khoảng 4-6 giờ.

Điều quan trọng là giữ trẻ tại nhà và tránh xa người khác, cho đến khi nhân viên y tế cho là an toàn để trở lại các hoạt động bình thường. Quyết định này phụ thuộc vào thời gian từ lúc trẻ có triệu chứng, và trẻ có kết quả xét nghiệm âm tính (cho thấy không còn virus trong cơ thể trẻ nữa).

Cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng để phòng tránh các nguy cơ thuyên tắc mạch do huyết khối.

Bảo đảm dinh dưỡng và uống nước đầy đủ. Nếu con bạn có vấn đề về ăn uống, bạn nên gọi bác sĩ hoặc điều dưỡng để được tư vấn. Chú ý các bệnh lý nền có thể nặng lên.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/phong-benh/tre-mac-benh-covid-19-dieu-tri-tai-nha-nhu-the-nao--668599/)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY