Tin tức hôm nay

Tin tức

Trẻ nên chuẩn bị gì khi đi tiêm vaccine Covid-19?

Vào ngày tiêm vaccine Covid-19, trẻ 5-11 tuổi không nên uống các loại đồ uống như nước ngọt, trà sữa, cà phê, nước tăng lực... Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là ở những nơi có thời tiết nắng nóng, trẻ dễ đổ mồ hôi, nhanh mệt trong khi chờ đến lượt được tiêm vaccine.

câu hỏi: con tôi học lớp 4 và cháu có lịch tiêm vaccine trong tuần tới. tôi muốn hỏi gia đình cần lưu ý điểm gì về sức khỏe và dinh dưỡng, theo dõi cháu khi đi tiêm và sau tiêm?

Trả lời:

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó Trưởng đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh:

Rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn về cách chăm sóc cho trẻ trước khi tiêm. Tuy nhiên, các gia đình không nên quá lo lắng. Trước khi cho trẻ đi tiêm, nên cho trẻ ăn nhẹ. Cha mẹ lưu ý không cho trẻ nhịn đói nhưng cũng không ép trẻ ăn quá no.

Bên cạnh đó, vào ngày tiêm, trẻ không nên uống các loại đồ uống như nước ngọt, trà sữa, cà phê, nước tăng lực... Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là ở những nơi có thời tiết nắng nóng, trẻ dễ đổ mồ hôi, nhanh mệt trong khi chờ đến lượt được tiêm vaccine.

Cha mẹ có thể cho trẻ uống viên sủi hoặc siro chứa các loại vitamin mà trẻ đang thường sử dụng vào buổi sáng ngày đi tiêm vaccine. Không tự ý ngừng các loại Thu*c uống điều trị bệnh mãn tính mà trẻ đang uống theo toa bác sĩ.

Trẻ không cần kiêng tắm rửa hay thức ăn, trừ những thức ăn mà đã làm trẻ dị ứng trước đây. sau tiêm vaccine phòng covid-19, phụ huynh, người lớn trong nhà và nhà trường cần lưu ý dặn dò trẻ nếu có dấu hiệu gì khó chịu phải báo ngay. đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý, trẻ cần được theo dõi 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng.

Trong 3 ngày đầu sau tiêm, trẻ cần phải có người lớn theo sát và kịp thời thấy những triệu chứng bất thường nếu có.

Những việc cha mẹ cần phải lưu ý trong suốt quá trình theo dõi con:

- Ghi nhận nhiệt độ của con mỗi 4-6 giờ

- Không nên cho con ngủ một mình

- Để ý khi con ở quá lâu trong nhà vệ sinh hay phòng riêng

- Nên cho con ăn uống ở nhà để đề phòng tình trạng ngộ độc thức ăn bên ngoài

- Không tập thể dục hay vận động thể lực nặng

- Trẻ cần ngủ đủ và uống đủ nước.

Một số triệu chứng cần đưa trẻ đi viện:

- Trẻ kích thích, vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng

- Đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi

- Khó thở khi hoạt động bình thường, khi nằm

- Sốt cao khó hạ nhiệt độ, hoặc kéo dài hơn 24 giờ

- Vân tím trên da

- Phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/vaccine/tre-nen-chuan-bi-gi-khi-di-tiem-vaccine-covid-19--693642/)

Chủ đề liên quan:

covid-19 tiêm vaccine trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY