Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Triệu chứng nào ở trẻ bị viêm đường hô hấp trên cần phải tới gặp bác sĩ ngay?

Rất nhiều bậc phụ huynh thờ ơ với chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ và nghĩ nó rất đơn giản, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, con bạn có thể gặp các vấn đề nguy hiểm như suy hô hấp gây Tu vong. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ thời điểm nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ .

Thông tin về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Ở trẻ em, viêm đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm thanh quản thường gây ra các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, phù nề khiến trẻ ngạt thở và suy hô hấp. Bởi lẽ thanh quản là nơi hẹp nhất trong đường thở, một khi bị sưng phù, đường thở dần bị vít kín, oxy không được cung cấp vào cơ thể để nuôi các bộ phận dẫn đến khó thở thậm chí tắc thở gây Tu vong.

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ (ảnh minh hoạ)

Khi nào nên cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên đến gặp bác sĩ?

Khi bị viêm đường hô hấp trên, các triệu chứng rõ nhất mà phụ huynh có thể thấy ở trẻ là:

- Triệu chứng cảm lạnh

- Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi

- Ho khan to, khản tiếng đặc biệt là vào ban đêm

- Khó nói, giọng nói yếu, hụt hơi

- Mất tiếng nói

- Họng khô

- Rát cổ họng

Các triệu chứng này thường nhẹ, chỉ cần cho cổ họng nghỉ ngơi đồng thời uống nhiều nước. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên mối nguy hiểm cho trẻ. Bởi đây đều là những triệu chứng cảm cúm bình thường nên cha mẹ không bận tâm, không ngăn ngừa từ sớm. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng ngày càng rõ ràng hơn như:

- Khó nuốt

- Tiếng thở khò khè, thở hắt ra

- Dãi chảy nhiều

- Màu sắc vùng da quanh mũi và miệng biến đổi tím tái, sẫm màu thì các bậc phụ huynh mới phát hiện ra.

Lúc đó bệnh trở nên khó chữa hơn, nhưng cha mẹ yên tâm, nếu được phát hiện kịp thời, chúng ta vẫn có thể kìm hãm lại sự tiến triển của bệnh, tránh thanh quản bị vít gây tắc thở.

Chảy nước mũi là triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ (ảnh minh hoạ)

Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận, khi trẻ viêm thanh quản sau 1 tuần không khỏi hoặc triệu chứng bệnh nặng, nguy hiểm thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ:

- Sốt cao

- Khó thở

- Khó nuốt

- Cổ họng rất đau rát

- Ho ra máu.

Biến chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm:

- Gây suy hô hấp, phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.

- Vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên lây lan sang các khu vực đường hô hấp dưới hoặc máu.

- Tê liệt thanh quản, ung thư cổ họng. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ nặng hơn. Trẻ khó thở, khó nuốt, viêm phổi.

- Ung thư cổ họng nặng có thể gây Tu vong ở trẻ.

Khánh Vũ
Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/trieu-chung-nao-o-tre-bi-viem-duong-ho-hap-tren-can-phai-toi-gap-bac-si-ngay-n162351.html)

Tin cùng nội dung

  • Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY