Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Vết lở ở chân người bị tiểu đường có nguy hiểm?

Tôi bị đái tháo đường 10 năm. Cách nay hai tháng, ngón chân cái bên trái sưng nhẹ, thấy có một điểm đen tôi lấy kim lể. Hai ngày sau ngón chân sưng to…

Chào bác sĩ,

Tôi bị đái tháo đường (ĐTĐ) 10 năm. Cách nay hai tháng, ngón chân cái bên trái sưng nhẹ, thấy có một điểm đen tôi táy máy lấy kim lể. Hai ngày sau ngón chân sưng to tấy đỏ và có mảng thâm đen.

Xin bác sĩ cho biết phải điều trị ra sao, có nguy hiểm không? (N.V.Thái - Bình Dương)

Vết lở ở chân người bị tiểu đường có nguy hiểm?

Bạn Thái thân mến,

Có không ít bệnh nhân đái tháo đường mắc sai lầm tương tự, có người phải mổđể tháo bỏ ngón chân.

Như bạn đã biết, bệnh (đtđ) làm người bệnh không chỉ đốimặt với những nguy cơ cấp tính, mà còn được xem là kẻ Gi*t người thầm lặng bởinhiều biến chứng. trong số những biến chứng này, loét và nhiễm trùng bàn chânlà biến chứng gây phiền nhiễu vì lâu lành, lại dễ tái phát khiến người bệnhgiảm chất lượng sống rất nhiều, đôi khi bị trầm cảm.

Rất nhiều người không biết đang có một loét cấp tính ở bànchân do không thấy đau. Loét khởi đầu chỉ là một vết nứt ở da hay trầy rách danhỏ, hoặc bóng nước nhưng không lành, cứ tiếp tục lan rộng và ăn sâu. Do cơ thểgiảm đề kháng với nhiễm trùng, loét sạch lúc đầu sẽ nhanh chóng bị nhiễm trùngdẫn đến hủy hoại mô.

Vì thế, nếu bạn là người bệnh ĐTĐ, hãy lưu ý bàn chân mìnhvà tập thói quen tự khám bàn chân hằng ngày, vì điều này giúp phát hiện sớm cáctổn thương cấp nêu trên. Đừng chờ đến khi loét bị đau mới đi BS, vì người ĐTĐít còn cảm giác đau do những sợi thần kinh cảm giác đã bị hư hại. Đừng xem vếtthương tiết nhiều dịch mới đáng để đến BS vì khi đó loét đã ăn vào xương, tứcđã muộn rồi.

Lúc này, bạn không nên đi lại trên bàn chân loét, bàn chân đượcnghỉ ngơi giúp vết loét không nặng thêm. Băng vết loét lại để giữ sạch loét vàphải theo dõi hằng ngày.

Vết thương sau 48 giờ không giảm cần tích cực điều trị, đôikhi phải nhập viện. Nếu bạn đến trễ, nhiễm trùng không còn đơn giản như lúcđầu, hủy hoại mô nhiều có thể phải tháo ngón hoặc đoạn chi, thậm chí đe dọatính mạng.

Điều quan trọng nhất để đối phó với làphát hiện sớm và dự phòng. bệnh nhân phải tuân thủ những điều sau đây:

1. Khám bàn chân mỗi ngày, xem kỹ khắp bàn chân từ gót đếngiữa các kẽ ngón tìm dấu hiệu bất thường như vết trầy rách da, chỗ đỏ da, chỗsưng, phồng rộp, loét...

2. Tránh dùng nước hơi nóng để rửa (vì giảm cảm giác dễchịu) dẫn đến phỏng bàn chân. Lau khô bàn chân sau khi rửa.

3. Giữ ẩm để tránh khô, chai da bàn chân vì nhiễm trùng cóthể đến từ những vết nứt do khô da. Thoa kem giữ ẩm bàn chân hằng ngày (khôngthoa kem giữa các kẽ ngón).

4. Cắt móng thận trọng. Cẩn thận tránh cắt phạm vào thịt,nhất là ở khóe móng, tránh cắt móng quá ngắn, quá sát.

5. Tránh mang giày chật. Chọn giày dép vừa vặn, mềm êm, cómiếng lót trong giày, nhất là với người bị biến chứng thần kinh cảm giác và vậnđộng. Giày phải luôn đủ rộng để chứa hết tất cả các ngón, kể cả những lồi xươnghay biến dạng bất thường.

TS.BS Lê Tuyết Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vet-lo-o-chan-nguoi-bi-tieu-duong-co-nguy-hiem-n169679.html)

Tin cùng nội dung

  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY