Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vì sao rất ít trẻ em nhiễm virus corona?

Dân trí Tính đến ngày 06/02, virus corona mới đã khiến 28.000 người nhiễm bệnh và gây ra 565 ca Tu vong. Tuy nhiên, điều bất ngờ là trong hầu hết các ca dương tính có rất ít trường hợp là trẻ em. Bệnh nhân nhiễm virus corona ở Việt Nam được điều trị như thế nào? Tỷ lệ Tu vong do virus corona: Chỉ khoảng dưới 1%

Rất ít trường hợp trẻ em trở thành nạn nhân của dịch viêm phổi lạ

Quay ngược lại thời điểm lúc dịch viêm phổi lạ lần đầu tiên được xác nhận chính thức vào 31/12 cho đến ngày 22/01, trong số các bệnh nhân không hề có bất cứ trường hợp nào dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ đã ghi nhận một số ít trường hợp trẻ em nhiễm virus corona, bao gồm: 1 bé gái 9 tháng tuổi ở Bắc Kinh (Trung Quốc); 1 em bé ở Đức (có bố được xác nhận mắc bệnh phổi lạ trước đó); 1 em bé ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị nhiễm virus corona nhưng không biểu hiện triệu chứng nào; 1 em bé sơ sinh được xác nhận dương tính với virus corona mới, vào ngày 05/02, có mẹ là bệnh nhân của dịch phổi lạ.

Xét về con số tổng thể, trẻ em vẫn là đối tượng rất ít bị tác động bởi 2019-nCoV. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV là 49-56. Trên thực tế, hiện tượng trẻ em ít bị tác động trước dịch bệnh do virus cũng đã được ghi nhận ở dịch SARS và MERS, vốn đều có tác nhân gây bệnh là các virus thuộc chủng corona như dịch viêm phổi lạ bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Tại sao trẻ em ít bị virus corona tấn công?

Theo Tiến sĩ Malik Peiris, Trưởng khoa virus học của Đại học Hong Kong, trẻ em cũng có khả năng bị lây nhiễm như người lớn nhưng chỉ vì triệu chứng bệnh ở nhóm tuổi này thường ở mức nhẹ hơn nhiều. “Chúng ta xác nhận ít trường hợp nhiễm bệnh phổi lạ có thể là vì thiếu dữ liệu về các trường hợp có triệu chứng nhẹ” – Chuyên gia này nhận định – “Nếu virus corona lây lan toàn cầu và đạt quy mô tương tự như virus cúm mùa thì chúng ta có thể sẽ ghi nhận thêm nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh”.

Bên cạnh quan điểm của Tiến sĩ Malik Peiris, có 2 luồng quan điểm khác được nhiều chuyên gia chấp nhận:

-Quan điểm 1: Trẻ em được bảo bọc kỹ và ít tiếp xúc với nguồn lây nhiễm virus corona.

-Quan điểm 2: Có một sự khác biệt nào đó trong cách hệ miễn dịch đáp ứng với virus corona giữa cơ thể trẻ em và người lớn.

Lấy đơn cử một trường hợp ca bệnh ở thành phố Thâm Quyến, một gia đình sau khi du lịch đến vùng tâm dịch Vũ Hán đã bị lây nhiễm virus corona. Điều đáng chú ý là trong khi các thành viên trong gia đình ở độ tuổi 36-66 có biểu hiện bệnh khá nặng như: sốt, viêm họng, tiêu chảy, viêm phổi, thì em bé 10 tuổi dù vẫn phát hiện một vài triệu chứng viêm phổi do virus, sau khi chụp X-quang, nhưng không có biểu hiện bên ngoài. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, đây chính là biểu hiện điển hình của việc virus corona mới lây nhiễm cho trẻ em.

Trẻ em ít bị tác động bởi virus corona: không hề xa lạ

Như đã đề cập, hiện tượng trẻ em là đối tượng ít bị tác động bởi bệnh dịch cũng được ghi nhận ở 2 đại dịch toàn cầu do virus chủng corona khác là SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (Hội chứng Hô hấp Trung Đông).

Cụ thể, trong dịch MERS, hầu hết các trường hợp trẻ em bị lây nhiễm mầm bệnh đều không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Trong khi đó, với dịch SARS bùng phát năm 2003 gây ra khoảng 800 ca Tu vong cũng không hề ghi nhận trường hợp trẻ em nào bị ch*t vì dịch. Thêm vào đó, trong số hơn 8000 người nhiễm bệnh SARS, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ) cũng chỉ ghi nhận được 135 ca là trẻ em.

Tiến sĩ Raina MacIntyre, chuyên gia dịch tễ học của Đại học New South Wales, Sydney, Úc đánh giá: “Chúng tôi hiện vẫn chưa thể giải thích một cách chính xác mối liên quan của độ tuổi với mức độ trầm trọng của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, khi liên kết số liệu với dịch SARS hay dịch MERS, hiện tượng trẻ em ít bị tác động bởi virus xảy ra rất rõ ràng”.

Dưới góc nhìn của chuyên gia này, virus corona dễ “tác oai tác quái” trên cơ thể người lớn hơn có thể xuất phát từ việc họ là đối tượng thường sẵn có các bệnh mãn tính khác trong cơ thể như: Tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch, chính những bệnh này đã làm giảm khả năng phản kháng với virus của cơ thể. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch, nhân tố quan trọng nhất trong việc chống lại virus, cũng thường bị suy giảm khi con người già đi, thường là sau tuổi trung niên. “Khi con người bước sang tuổi 50, sức đề kháng bị sụt giảm một cách nhanh chóng, đây là lý do vì sao với hầu hết các dịch bệnh, người già sẽ là đối tượng có nguy cơ mắc phải cao nhất” - TS Raina MacIntyre phân tích.

Theo chuyên gia này, cũng có không ít loại dịch bệnh diễn biến trái ngược quy luật trên, lấy ví dụ điển hình như virus cúm mùa thường diễn biến nghiêm trọng hơn ở trẻ em so với người lớn.

Minh Nhật

Theo NY Times, BI

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/vi-sao-rat-it-tre-em-nhiem-virus-corona-20200206135109627.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY