Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Viêm bàng quang ở trẻ em – Xem thường coi chừng mang họa

Viêm bàng quang ở trẻ có thể gây suy thận mạn nếu không được điều trị đúng cách. Phụ huynh cần chú ý những biểu hiện bất thường ở trẻ để khắc phục kịp thời.

viêm bàng quang ở trẻ em có thể gây viêm bể thận, viêm thận và dẫn đến suy thận mãn tính nếu không được điều trị đúng cách. do đó, phụ huynh cần chú ý những biểu hiện bất thường ở trẻ để phát hiện và khắc phục kịp thời.

Viêm bàng quang ở trẻ em – Những thông tin phụ huynh cần biết

Viêm bàng quang là dạng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu. bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ em. vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Viêm bàng quang là tình trạng vi khuẩn đi qua niệu quản vào bàng quang và phát triển ở cơ quan này. sau đó, vi khuẩn sinh sôi và khiến niêm mạc bị sưng viêm.

1. Dấu hiệu viêm bàng quang ở trẻ

Khi bàng quang bị tổn thương, trẻ sẽ có phản ứng với cơn đau bằng cách quấy khóc, khó chịu, nôn mửa hoặc sốt.

Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sau:

    Đau rát khi tiểu tiện

Cơn đau và các triệu chứng do viêm bàng quang có thể khiến trẻ chán ăn và sụt cân.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ chủ yếu là do vi khuẩn e.coli. e.coli có thể xâm nhập vào niệu đạo rồi di chuyển vào bàng quang. tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn này xuất hiện ở đường tiêu hóa và lây lan sang đường tiết niệu.

Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm bàng quang do tác dụng của một số loại Thu*c hoặc do thói quen vệ sinh kém.

3. Yếu tố rủi ro

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát sinh viêm bàng quang ở trẻ nhỏ, ví dụ như:

    Táo bón

4. Biến chứng

Viêm bàng quang ở trẻ em đều được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. tuy nhiên, chậm trễ trong việc điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm bể thận. các biến chứng này có thể phát triển thành nhiễm trùng huyết và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.

Trẻ bị viêm bàng quang không được điều trị đúng cách có nguy cơ bị suy thận mãn tính.

Chẩn đoán viêm bàng quang ở trẻ nhỏ

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu nêu trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Trước tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý của trẻ và người thân trong gia đình. Nếu trẻ có các triệu chứng đặc biệt, bạn nên thông báo để bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng mà trẻ mắc phải.

Sau đó bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các thủ tục sau:

    Kiểm tra thể chất: Trẻ bị viêm bàng quang thường lười vận động, ì ạch và phản ứng chậm. Ở một số trường hợp, trẻ có xu hướng khòm lưng khi đi lại để giảm đau đớn ở bụng dưới. Qua kiểm tra thể chất, bác sĩ có thể xác định được vị trí phát sinh cơn đau.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả từ mẫu nước tiểu cho phép bác sĩ xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn.
  • Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp bệnh phức tạp, bác sĩ có thể xét nghiệm máu để xác định trẻ có bị nhiễm trùng hay không.
  • Siêu âm, CT: Nếu nghi ngờ trẻ có dị tật bẩm sinh, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, CT có thể được thực hiện.

Ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ sử dụng kim đâm để sinh thiết mô bàng quang.

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. nếu nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm cần thiết và chỉ định phương pháp thích hợp.

Trong trường hợp do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa Thu*c kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Thời gian dùng Thu*c kéo dài khoảng 3 – 10 ngày. Sau thời gian này, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để chắc chắn nhiễm trùng được điều trị dứt điểm.

Hầu hết viêm bàng quang đều đáp ứng tốt với kháng sinh. sau khoảng 2 – 3 ngày dùng Thu*c, các triệu chứng đều có xu hướng thuyên giảm dần. nếu triệu chứng không cải thiện sau 3 ngày dùng Thu*c, phụ huynh cần thông báo với bác sĩ.

Cơ thể trẻ nhạy cảm hơn người trưởng thành, do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nếu trẻ có tiền sử dị ứng hay tình trạng sức khỏe đặc biệt, cần trình bày với bác sĩ để được cân nhắc việc dùng Thu*c.

Khi cho trẻ uống Thu*c, bạn cần theo sát chặt chẽ nhằm hạn chế tình trạng trẻ dùng thiếu hoặc quá liều. Trong trường hợp trẻ bị nôn sau khi uống, bạn nên trao đổi với bác sĩ để thay thế bằng Thu*c tiêm hoặc Thu*c đặt hậu môn.

Phòng ngừa viêm bàng quang ở trẻ nhỏ

Viêm bàng quang có thể tái phát khi có điều kiện thích hợp. vì vậy, bạn cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh lý này cho trẻ.

Các biện pháp đề phòng viêm bàng quang ở trẻ tái phát:

    Uống đủ nước là biện pháp ngăn ngừa viêm bàng quang hữu hiệu nhất. Việc cung cấp đủ nước sẽ làm loãng nước tiểu và tăng khả năng thải trừ của thận. Khi tiểu tiện, vi khuẩn sẽ đi ra bên ngoài và ít có khả năng phát triển ở thành bàng quang.

Viêm bàng quang ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. do đó, bạn cần chú ý những biểu hiện bất thường ở trẻ bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-bang-quang-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY