Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Viêm đa dây thần kinh

Viêm đa dây thần kinh là bệnh lý xảy ra đồng thời trên nhiều dây thần kinh sọ não hoặc ngoại biên và là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa dây thần kinh. Nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là do bệnh đái tháo đường, suy giáp, tăng ure huyết do suy thận và thiếu hụt các chất dinh dưỡng (vitamin B12). Rượu và Thu*c điều trị ung thư có thể gây ra bệnh thần kinh do nhiễm độc. Bệnh lý tự miễn và viêm bao gồm nhiễm Streptococcus B, nhiễm amyloid, hội chứng Sjogren, bệnh sacoit và viêm mạn tính Demyelin. Ngoài ra, người ta còn tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh từ các bệnh nhiễm trùng (HIV, bệnh Lyme). Khoảng từ 30-40% số người mắc bệnh không tìm thấy nguyên nhân (bệnh thần kinh vô căn).

Bệnh viêm đa dây thần kinh được phân loại dựa theo chức năng thần kinh (ví dụ như thần kinh cảm giác, thần kinh vận động, thần kinh tự chủ) hoặc dây thần kinh nào bị viêm và thành phần nào của dây thần kinh bị ảnh hưởng. Các cách phân loại khác dựa trên nguyên nhân hoặc kiểu di truyền. Điển hình là:

Viêm đa dây thần kinh do thiếu dinh dưỡng: Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1, do thiếu vitamin PP, do rượu.

Viêm đa dây thần kinh do nhiễm độc: Nhiễm độc chì, nhiễm độc arsenic, nhiễm độc một số loại Thu*c (INH, almitrine, metronidazole…).

Viêm đa dây thần kinh do nhiễm trùng: Bệnh bạch hầu, nhiễm HIV.

Viêm đa dây thần kinh do chuyển hóa: Ðái tháo đường, bệnh Porphyria cấp, urê máu cao, suy giáp, rối loạn globuline máu, bệnh thoái hóa tinh bột, ung thư...

Do bệnh thoái hóa di truyền: Bệnh Charcot-Marie-Tooth, bệnh Déjerine- Sotas.


Tê, đau tay là một trong những biểu hiện của viêm đa dây thần kinh.

Các triệu chứng điển hình

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh có những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng bệnh có thể bao gồm các rối loạn vận động (dây thần kinh vận động) và các giác quan (dây thần kinh cảm giác) xảy ra trên cả hai bên cơ thể. Các triệu chứng cảm giác có thể gây đau (cảm giác bỏng, lạnh, nhói) hoặc không đau (ngứa, sưng). Bệnh nhân có thể cảm thấy tê hoặc đau ở bàn chân, sau đó đến cẳng chân, ngón tay, bàn tay, và cánh tay. Ngoài ra, bàn chân và chân có thể bị teo cơ hoặc yếu dần đi. Khả năng chuyển động của mắt cũng có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng có thể nặng lên khi tiếp xúc với nhiệt, hoạt động thể chất, hoặc mệt mỏi...

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Khi đã tìm được nguyên nhân gây ra bệnh, việc tập trung điều trị nguyên nhân đó có thể giúp chữa khỏi bệnh viêm đa dây thần kinh.

Làm sao điều trị?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Khi đã tìm được nguyên nhân gây ra bệnh, việc tập trung điều trị nguyên nhân đó có thể giúp chữa khỏi bệnh viêm đa dây thần kinh.

Việc ngừng sử dụng Thu*c gây ngộ độc thần kinh có thể giúp đảo ngược bệnh thần kinh nhẹ hay ngăn chặn những trường hợp bệnh trở nặng hơn.

Với các bệnh lý liên quan miễn dịch như CIDP, có thể sử dụng prednisone, immunoglobulin, hoặc lọc huyết tương (PE).

Nếu bệnh nhân không thể làm chủ trong việc phối hợp cử động tay chân, có thể cần gậy, nạng, khung tập đi hoặc xe lăn. Vệ sinh chân cẩn thận để tránh gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.

Bệnh viêm đa dây thần kinh có nguyên nhân điều trị được và có nguyên nhân không điều trị được. Thông thường sau một đợt viêm, tùy theo nguyên nhân, dây thần kinh có thể phục hồi hoàn toàn, một phần hay không thể phục hồi. Vì đây là một bệnh khó và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nên dùng Thu*c lâu dài và tập phục hồi chức năng để phần nào giúp bệnh thuyên giảm.

Lời khuyên thầy Thu*c

Bệnh nhân có thể kiểm soát tốt bệnh viêm đa dây thần kinh nếu:

Tái khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống Thu*c mà không được chỉ định hoặc tự ý bỏ Thu*c trong thời gian điều trị; Tích cực vận động cơ thể; Tham gia vào một nhóm tự giúp đỡ để được hỗ trợ...

BS Mai Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/viem-da-day-than-kinh-n160899.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY