Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em - chăm sóc và phòng ngừa

(MangYTe) - Những ngày thời tiết biến động bất thường sẽ làm cho số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có xu hướng gia tăng. Phụ huynh cần chú ý để chăm sóc trẻ thật tốt và áp dụng những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em

Viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus, hầu hết là những loại virus lành tính, một số loại virus đáng chú ý là vi rút hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus a cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus...

Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm cho trẻ em, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae týp b (viết tắt là Hib), kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis...

Tiêm phòng cho trẻ tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Yếu tố cơ địa và môi trường làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp như: Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng nặng; trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ; trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh; gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói Thu*c lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ; thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa; nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ em.

Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây Tu vong cho trẻ.

Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính tại nhà

Đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể như:

Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: Trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên “ép trẻ ăn”. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.

Cho trẻ uống đủ nước: Trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau “lướt qua” bệnh tật để sớm hồi phục.

Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: Nên cho trẻ uống những loại Thu*c ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại Thu*c ho có nguồn gốc thảo mộc - thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng.

Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản:

Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).

Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối S*nh l*) nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.

Sử dụng kháng sinh trị liệu: Kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Nếu phải sử dụng kháng sinh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:

- Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.

- Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.

- Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.

- Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/viem-duong-ho-hap-cap-o-tre-em-cham-soc-va-phong-ngua-393914.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY