Mới đây nhất là vụ 6 anh chị em cùng bị ngộ độc một loại dung dịch màu đỏ đựng trong lọ nhựa trong suốt nghi là Thuốc diệt chuột nhặt được ven đường ở xã Tốt Động (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Hiện 5 trẻ (trẻ nhỏ nhất 4 tuổi, lớn nhất 14 tuổi) đang điều trị tại khoa Nhi, BV Bạch Mai. Còn tại Trung tâm Chống độc của bệnh viện, các bác sĩ đang điều trị cho một bệnh nhân 17 tuổi nghi ngộ độc Thuốc diệt chuột.
Các bệnh nhân này nhập viện tối ngày 12/3/2019 trong tình trạng tỉnh táo và đã được điều trị kịp thời. Hiện nay, các bệnh nhân đã ổn định sức khoẻ và vẫn đang được tiếp tục theo dõi.
Được biết, những trẻ này là anh chị em họ hàng trong một gia đình ở huyện Chương Mỹ. Khi nhặt được lọ không có nhãn mác, chứa dung dịch màu đỏ nhìn hấp dẫn đã chia nhau uống thử, uống vào thấy đắng nên nhổ ra. Sau khi uống dung dịch lạ nói trên được một lúc, các bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc như đau bụng, buồn nôn nên gia đình đưa đi bệnh viện.
Dung dịch hoá chất màu đỏ đựng trong lọ nhựa trong suốt rất dễ khiến trẻ nhầm lẫn là siro, nước ngọt có thể uống được. Ảnh minh hoạ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, T*i n*n trẻ nhỏ uống nhầm hoá chất rất thường gặp phải. Các bác sĩ đã từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp uống nhầm hóa chất là dầu hoả, nước rửa móng tay, Thuốc diệt cỏ, diệt chuột, Thuốc trừ sâu... Nguyên nhân chính là do cha mẹ chủ quan để hóa chất trong tầm với của trẻ, hoặc do tận dụng vỏ chai nước khoáng để đựng hóa chất khiến trẻ nhỏ lầm tưởng nước uống được.
Cũng theo BS Lê Ngọc Duy - BV Nhi Trung ương, trẻ uống nhầm hoá chất thường để lại hậu quả rất nặng nề, có thể gây tổn thương phổi, thậm chí là suy hô hấp chỉ vài ngày sau uống. Do vậy, việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa, khi sơ cứu không được gây nôn cho trẻ. Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra hết để hết độc, nhưng đây là quan niệm sai lầm. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản.
Viêm phổi do hít xăng dầu là tình trạng viêm nhiễm hóa học do bệnh nhân hít vào thanh quản và đường hô hấp dưới các chất như dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut… gây nên các tổn thương ở phổi. Các tổn thương này phụ thuộc vào số lượng chất hít vào , đáp ứng của bệnh nhân đối với chất hít và số lần bệnh nhân bị sặc.
Do đó, khi xử trí cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn để hành động chính xác. Sai lầm trong sơ cứu có thể khiến tình trạng người bệnh trầm trọng hơn, để lại di chứng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Chú ý giữ lại vỏ Thuốc, hộp chứa các dung dịch uống phải và mang theo khi đi cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.
BS. Việt Hà - Khoa Nhi, BVĐK Nông Nghiệp cũng cảnh báo, ngộ độc dầu hỏa thuộc nhóm ngộ độc hydrocacbon là 1 bệnh ngô độc rất hay gặp ở trẻ em vào mùa nóng do trẻ tưởng nhầm là nước uống.
“Các hidrocacbon đều rất ít được hấp thu qua đường tiêu hóa. Biến chứng nặng nhất chủ yếu là trẻ hít trực tiếp xăng dầu hoặc hít chất nôn ói gây viêm phổi nặng. Do đó, các sơ cứu ban đầu như móc họng gây nôn hoặc rửa dạ dày không được khuyến cáo vì nguy cơ gây biến chứng phổi nặng hơn cho trẻ. Khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất gia dụng, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được xử trí kịp thời”- BS. Việt Hà nói.
Cấp cứu cho bệnh nhi bị ngộ độc hoá chất tại BV Nhi Trung ương.
Nếu trẻ uống nhầm xăng, axit, chất tẩy rửa: Tuyệt đối không được gây nôn. Nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trước khi đưa tới bệnh viện có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng. Phải uống từ từ, tránh bị sặc nước nếu không tình trạng càng nguy kịch hơn.
Nếu trẻ uống nhầm Thuốc diệt cỏ: Đối với trường hợp này lại phải gây nôn càng sớm càng tốt. Cho nạn nhân uống nước và kích thích họng gây nôn. Khi nôn nên đặt đầu nạn nhân thấp để tránh bị sặc vào phổi, đồng thời nằm nghiêng để tránh chất độc chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính hoặc uống đất sét hấp thụ paraquat để giảm bớt độc tố và đưa trẻ đến ngay trung tâm chống độc của các bệnh viện.
trường hợp trẻ uống nhầm Thuốc: Nếu nạn nhân còn tỉnh thì nhanh chóng gây nôn, đồng thời cho uống nhiều nước ấm rồi gây nôn để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Trong trường hợp nạn nhân hôn mê, co giật thì không gây nôn mà gọi cấp cứu đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện..
Để phòng ngộ độc Thuốc, hóa chất, chất độc cho trẻ… các bác sĩ nhấn mạnh, phụ huynh cần chú ý để hoá chất ở nơi riêng biệt, cách xa nguồn thức ăn, xa trẻ em để tránh trẻ nghịch đến, nguy cơ uống nhầm hoá chất.Chủ đề liên quan:
ngộ độc ngộ độc hoá chất ngộ độc thuốc sơ cứu sơ cứu ngộ độc hoá chất thuốc trừ sâu uống thuộc diệt chuột