Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Xét nghiệm tiểu đường thế nào để có kết quả chính xác?

Hẳn nhiều người đều nghĩ, xét nghiệm máu ở đầu ngón tay cho chỉ số glucose ở mức bình thường thì chúng ta không bị tiểu đường. Nhưng nhận thức này hoàn toàn sai lầm!
Để kiểm tra sơ bộ, bác sỹ có thể thử máu đầu ngón tay hoặc thử nước tiểu - đây gọi là xét nghiệm ban đầu.

- Xét nghiệm nước tiểu: Que thử được nhúng vào mẫu nước tiểu và sẽ đổi màu nếu có sự tác động của glucose hiện diện trong nước tiểu. So que thử với thang màu co sẵn để biết mức glucose.

Nếu mức glucose thể hiện ở que thử cao hơn bình thường, hoặc ở mức bình thường nhưng vẫn có các triệu chứng tiểu đường đi kèm, thì bác sỹ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu để biết chính xác.

- Xét nghiệm máu đầu ngón tay: Lấy 1 giọt máu đầu ngón tay cho vào que thử, sau đó đưa que thử vào máy đo để đọc kết quả. Mức đường huyết bình thường nằm trong khoảng từ 4-6 mmol/L.

Nếu kết quả đo được cao hơn 6 mmol/L hoặc vẫn trong khoảng bình thường (4-6 mmol/L) nhưng vẫn có triệu chứng đi kèm, thì bác sỹ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu.

Như vậy 2 xét nghiệm trên không giúp xác định chính xác 1 người bị tiểu đường hay không (nhất là trong trường hợp có một hoặc vài triệu chứng), vì chúng không thể cho kết quả cụ thể lượng glucose trong máu là bao nhiêu.

"Mới chỉ có 33,4% bệnh nhân tiểu đường được chẩn đoán, nhưng do không có thói quen chăm sóc sức khỏe định kỳ, có tới 56,3% bệnh nhân được chẩn đoán lại chưa được điều trị" - Chủ tịch hội nội tiết và đái tháo đường PGS.TS Nguyễn Thy Khê.



Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ về Tiêu chuẩn chăm sóc y tế trong bệnh tiểu đường, thì việc chuẩn đoán bệnh tiểu đường muốn chính xác bắt buộc phải được trải qua các xét nghiệm máu.

Bất kỳ một trong các biện pháp nào sau đây đều có thể được sử dụng là cách xét nghiệm tiểu đường để cho kết quả chính xác:

• Kiểm tra glucose ngẫu nhiên: Máu lấy từ cánh tay sẽ được gửi đi phân tích. Trước khi lấy máu, bác sỹ không yêu cầu bạn phải nhịn đói, kết quả sẽ có sau 1 tuần.

Nếu lượng glucose của bạn là 11,1mmol/L và có triệu chứng của bệnh tiểu đường thì kết luận bạn bị bệnh.

Nếu bạn không có triệu chứng và lượng glucose thấp hơn 11,1mmol/L, ban cần làm thêm 1 trong 2 xét nghiệm: kiểm tra đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose.

• Kiểm tra đường huyết lúc đói: Trước khi xét nghiệm bạn không được ăn uống gì từ ban đêm cho đến khi lấy máu vào sáng hôm sau, kết quả sẽ có sau 1 tuần.

Nếu bạn có triệu chứng và kết quả xét nghiệm trên 7 mmol/L, kết luận bạn bị tiểu đường.

Nếu bạn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng mà kết quả xét nghiệm thấp hơn 7 mmol/L, bạn cần làm lại xét nghiệm này hoặc làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose.

• Xét nghiệm dung nạp glucose: Còn gọi là xét nghiệm dung nạp đường máu, là biện pháp phản ứng của cơ thể với lượng đường (glucose). Các thử nghiệm dung nạp glucose có thể được sử dụng để xác nhận cho bệnh tiểu đường type 2.

Thông thường hơn, một phiên bản sửa đổi của xét nghiệm dung nạp glucose được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn được yêu cầu không ăn uống gì cả đêm, sáng hôm sau bạn được lấy máu trước và 2 giờ sạu khi bạn uống nước đường.

Nếu lượng glucose lúc đói trên 7 mmol/L và lượng glucose 2 giờ sau khi uống nước đường trên 11,1 mmol/L thì kết luận bạn bị tiểu đường bất kể bạn có triệu chứng hay không. Xét nghiệm này được dùng sau khi tất cả các xét nghiệm trên đều không đủ cơ sở để kết luận.

Khi thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, một số bệnh viện, trung tâm y tế uy tín như BV Nội tiết trung ương (Hà Nội), BV Nguyễn Tri Phương (Bệnh viện đầu tiên có Khoa Nội tiết của TPHCM, phụ trách chương trình phòng chống Tiểu đường của TP)...

Theo tài liệu của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ về Tiêu chuẩn chăm sóc y tế trong bệnh tiểu đường (2012),việc chữa trị tiểu đường chủ yếu cần kiểm soát lượng insulin của cơ thể.

Vì vậy, người bệnh ngoài dùng Thu*c, có chế độ theo dõi bệnh nghiêm ngặt, còn phải có 1 lối sống và chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

Theo Phan Lê Vũ - Trí thức trẻ


Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/xet-nghiem-tieu-duong-the-nao-de-co-ket-qua-chinh-xac-n242672.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY