bấm huyệt, châm cứu cũng trị bệnh rất hiệu quả. Xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
vị trí từ rốn đo ngang ra 2 tấc. Tác dụng sơ điều đại tràng, lý khí tiêu trệ. Thủ thuật: dùng 3 ngón tay tự day ấn huyệt hoặc châm cứu, mỗi huyệt 5-10 phút.
vị trí ở rốn. Tác dụng: ôn dương cố thoát kiện tỳ vị... Thủ thuật: dùng 2-3 ngón tay, hoặc dùng một tay nắm lại tay kia chồng lên đè chính giữa huyệt day ấn lên huyệt từ nhẹ đến nặng, sau đó có thể mát-xa xung quanh bụng theo chiều kim đồng hồ.
vị trí từ dưới lõm ngoài xương bánh chè (độc tỵ) đo xuống 3 tấc, cách mào xương chày 1 khoát ngón tay về phía ngoài. Tác dụng: kiện tỳ vị, hóa trướng tiêu trệ… Thủ thuật: co gối lại, dùng ngón trỏ hoặc giữa tự day ấn lên huyệt.
vị trí rốn thẳng xuống 1,5 tấc. Tác dụng: điều khí, ôn hạ tiêu, khử thấp trọc…Thủ thuật day ấn giống như huyệt thiên khu.
Nếu người nóng nhiệt, miệng khô khát do nhiệt táo: Nên phối hợp thêm huyệt hợp cốc (ở bờ ngoài giữa xương bàn ngón hai); nội đình (giữa lằn kẻ ngón chân 2 và 3). Tác dụng thanh tiết nhiệt nhuận táo, thông trệ.
Nếu người lạnh, tay chân không ấm do hàn táo: Nên phối hợp thêm huyệt có tác dụng ôn thông khai bí như: quan nguyên (dưới rốn 3 tấc); tam âm giao (đỉnh mắt cá trong đo lên 3 tấc, sát bờ xương chày).
Nếu người già yếu, ốm lâu, ăn kém do hư táo: Nên phối hợp huyệt có tác dụng bổ hư vận trường thông tiện như: trung quản (ở rốn đo lên 4 tấc), đại tràng du (dưới gai đốt sống thắt lưng L4 đo ra 1,5 tấc).
Để phòng trị táo bón, cần kiên trì áp dụng nhiều ngày. Nếu do hàn táo, nên phối hợp cứu ấm mỗi huyệt 5-10 phút. Nếu do hư táo, nên xoa dầu, cứu bổ, ngoài ra cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường vận động thể lực. Nếu bệnh lâu kèm bệnh trĩ, đau bụng đau đầu cần đi khám chuyên khoa.
Lương y Phan Thị Thạnh
Chủ đề liên quan:
táo bón