Tâm sự hôm nay

Xót xa những vụ ngộ độc nấm rừng

Thời điểm này, tại nhiều vùng sâu, vùng xa nấm mọc rất nhiều trên đồi. Người dân đi làm về thường có thói quen hái nấm về ăn và hậu quả thật đau lòng.

Những cái ch*t thương tâm

Ông Giàng A Tủa, Chủ tịch UBND xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ ăn nhầm nấm độc khiến 3 cháu bé Tu vong, 3 trường hợp ăn nhầm nấm độc là H.T.P. (sinh năm 2006) và H.T.T. (sinh năm 2008) - hai chị em ruột; G.T.S. (sinh năm 2014). Qua xác minh của chính quyền xã Na Cô Sa, sáng 26/4, 3 cháu trên đều có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau bụng và không chịu ăn uống gì, tuy nhiên lại không nói là đã ăn nấm. Thấy các cháu rất mệt, bố mẹ gặng hỏi mới biết là chiều tối 25/4, các cháu đã hái nấm rừng về nấu ăn. Ngay sau đó, gia đình đã đưa các cháu đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã, tuy nhiên cháu H.T.T. đã Tu vong. 2 trường hợp còn lại được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ, sau đó được chuyển lên BVĐK tỉnh Điện Biên để điều trị. Tuy nhiên, do chất độc đã ngấm vào cơ thể nên diễn biến sức khỏe ngày càng yếu và đến ngày 2/5 thì cả 2 cháu đều đã Tu vong.

Nấm độc có chứa muscarin mọc trên mặt đất trong rừng hoặc nơi có nhiều lá cây mục.

Đây là vụ ngộ độc nấm thứ hai xảy ra trên địa bàn huyện Nậm Pồ từ đầu tháng 4/2020 và là vụ thương tâm khi cả 3 em nhỏ đã mất sau khi ăn nấm hái từ rừng về. Trước đó, ngày 4/4, hai cháu L.A.B. (sinh năm 2005) và L.A.C. (sinh năm 2008), trú cùng bản Nậm Pan, xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ đã ăn nhầm nấm độc khi đi chăn trâu ở trên nương. Vụ ngộ độc nấm khiến cháu L.A.C. Tu vong ngay trên nương và cháu L.A.B. Tu vong sau khi đưa đi cấp cứu. Như vậy, chỉ trong vòng gần 1 tháng (từ 4/4 đến 2/5), trên địa bàn huyện Nậm Pồ, Điện Biên đã xảy ra 2 vụ ngộ độc nấm rừng khiến 5 người Tu vong.

Theo số liệu thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang, từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra 2 vụ ngộ độc nấm độc tại thôn Bản Pắng, xã Bản Máy và thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn với tổng số 5 ca mắc. Nguyên nhân dẫn đến các ca ngộ độc nấm rừng một phần là do thói quen sinh hoạt của một bộ phận người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bà con thường hái nấm mọc tự nhiên về ăn thay rau xanh. Trong khi các loại nấm độc và nấm lành có thể sử dụng làm thực phẩm thường rất khó phân biệt. Cùng với đó, địa bàn rộng, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn khiến công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ y tế ở các địa phương gặp nhiều khó khăn.

Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống ngộ độc do nấm. Theo đó, các cấp chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền đến từng gia đình, thôn, bản; hướng dẫn người dân cách nhận biết nấm độc bằng hình ảnh cụ thể trên tờ rơi, áp phích và bằng trực quan nấm hái tại địa phương cũng như hướng dẫn bà con cách xử trí khi có ngộ độc nấm xảy ra. Khuyến cáo người dân tuyệt đối không hái, chế biến và ăn các loại nấm mọc hoang dại, nấm lạ không rõ nguồn gốc.

Giáo dục và giám sát chặt chẽ nhân dân về nấm độc

BS. Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng khoa Chống độc, Trung tâm Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có một số quan niệm sai lầm mà người cần tránh hiện nay. Ví dụ như, có người nghĩ nấm độc thường có màu sặc sỡ nhưng thực tế, có những loài nấm thường gây ch*t người ở các tỉnh phía Bắc nước ta là các loài nấm có màu trắng tinh khiết (nấm độc tán trắng và nấm độc trắng hình nón).

Một số người thử cho động vật ăn trước nếu không ch*t là nấm không độc. Điều này chỉ đúng với một số loài nấm và một số loài động vật. Nhiều loài động vật không nhạy cảm với độc tố amatoxin qua đường tiêu hóa. Hơn nữa, loài nấm có amatoxin gây ch*t người trung bình phải 12 giờ sau ăn nấm mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên và động vật thường ch*t ở ngày thứ 5-7 sau ăn nấm. Kể cả việc thử nấm bằng thìa bạc, đũa bạc nếu có chuyển màu là nấm độc cũng là sai vì độc tố nấm không làm bạc chuyển màu. Do đó, người dân không nên hái nấm hoang, nấm dại để ăn.

Người dân tuyệt đối không hái nấm hoang dại để ăn

Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ ngộ độc nấm rừng thương tâm khiến nhiều người mất mạng. Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, nước ta có khoảng 50-100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ Tu vong lại rất cao. Các dấu hiệu nhận diện nấm độc: Nấm có đủ: mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc; Bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc; Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu.

Ngộ độc nấm xuất hiện chậm quá 6 giờ sau ăn, có nghĩa là khi đó các chất độc đã vào sâu cơ thể, các biện pháp cấp cứu ban đầu gần như hết tác dụng. Bệnh nhân đến viện muộn, bị tổn thương đường tiêu hóa, viêm gan, suy thận rất dễ Tu vong, tỷ lệ Tu vong thường rất cao - tới 50% hoặc có thể hơn.

Nguyễn Hoàng

Vũ Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xot-xa-nhung-vu-ngo-doc-nam-rung-n173520.html)

Chủ đề liên quan:

nấm rừng ngộ độc ngộ độc nấm

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY