Răng , Hàm , Mặt hôm nay

10 thắc mắc thường gặp về sâu răng

Ăn đồ chua gây sâu răng? Nếu bạn điều trị lỗ hổng ở răng thì sẽ không bị sâu răng nữa?
Sau đây là giải đáp của chuyên gia tư vấn tiêu dùng Hiệp Hội Nha khoa Mỹ:
 1. Đường là nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu?

Vi khuẩn gây sâu răng không chỉ thích đường mà còn ưa cả tinh bột - đường. Gạo, khoai tây, bánh mì, hoa quả và rau đều có chất tinh bột - đường.

Ngoài ra, một thủ phạm khác là do khoảng thời gian răng tiếp xúc thức ăn quá lâu. Do đó, nếu cứ nhấm nháp đồ ăn có đường, tinh bột - đường cả ngày thì đó thực sự là mối nguy hiểm cho răng.

2. Những thực phẩm có axít như chanh có gây sâu răng?

Thức ăn có tính axít như chanh, nước trái cây họ cam quýt hoặc nước ngọt không phải là nguyên nhân gây sâu răng nhưng chúng có thể gây hại cho men răng. Hãy thường xuyên tự kiểm tra răng để phát hiện sớm các bệnh ở răng miệng

3. Trẻ con bị sâu răng nhiều hơn người lớn?

Đó là một lầm tưởng do người lớn quá quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Nhóm hay bị sâu răng chính là người cao tuổi do nước bọt giảm gây khô miệng, làm lượng axít tăng lên, thức ăn dễ dính vào răng.

4. Đặt Thu*c Aspirin vào răng để chống đau răng?

Hoàn toàn sai. Nếu uống Aspirin thì có thể giúp bạn giảm cơn đau nhức. Tuy nhiên Aspirin là axít, nếu bạn để Thu*c cạnh răng thực tế sẽ làm tổn thương mô lợi, nặng hơn thì gây áp-xe. Cách tốt nhất để giảm đau răng là uống Thu*c.

5. Chất hàn răng cần phải thay?

Sai. Bạn chỉ phải hàn lại hoặc thay thế chất hàn răng khi chúng bị vỡ, sứt mẻ.

6. Nếu bạn bị sâu răng, bạn sẽ biết ngay?

Đó là một hiểu lầm tai hại. Ở giai đoạn đầu của sâu răng thì sẽ không có biểu hiện gì. Đến khi bạn cảm nhận được nỗi đau của những chỗ sâu răng gây ra thì lúc đó sâu răng đã ở mức độ nặng và gây tổn hại dây thần kinh rất nhiều rồi.

7. Răng yếu có nghĩa là bạn bị sâu răng?

Hoàn toàn sai. Răng yếu chỉ đơn thuần bạn có hàm răng yếu hoặc lợi bị tụt để lộ chân răng. Răng yếu cũng là một yếu tố dễ gây sâu răng nhưng cũng còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác.

8. Sâu răng sẽ “bén rễ” vào tủy?

Bị vỡ, nứt hoặc các loại chấn thương ở răng cũng có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng. Có rất nhiều trường hợp nghiến răng nhiều cũng gây chấn thương và cần điều trị tuỷ răng.

9. Ăn đồ cứng, cắn, nhai mạnh dẫn đến sâu răng?

Sai nhưng đôi khi lại đúng. Việc nhai, siết chặt răng, mài răng là một trong những cách hủy hoại răng vô thức tai hại nhất. Nhai nhẹ nhàng thì sẽ gây áp lực lên răng rất ít nhưng nhai mạnh, nhai đồ cứng trong thời gian dài sẽ gây “stress” cho răng, làm răng dễ bị tổn thương, tạo lỗ hổng, vết nứt vỡ, hở chân răng sẽ đẩy nhanh tốc độ sâu răng.

10. Răng sữa sâu không quan trọng?

Hoàn toàn sai. Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn. Nếu sâu răng sữa không được điều trị thì chúng có thể phát triển thành cơn đau nghiêm trọng và gây áp-xe.

Đôi khi nhiễm trùng có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể và trong một vài trường hợp có thể dẫn đến Tu vong.

AloBacsi.vnTheo Minh Anh – Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/10-thac-mac-thuong-gap-ve-sau-rang-n5952.html)

Chủ đề liên quan:

Alobacsi.vn men răng răng sữa sâu răng

Tin cùng nội dung

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)thì người lớn và trẻ em cần phải cắt giảm lượng đường tiêu thụ càng nhiều càng tốt, giảm phân nửa ở bắc Mỹ và Tây Âu, thậm chí nhiều hơn ở những khu vực khác để giảm nguy cơ béo phì và sâu răng.
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Đông y gọi viêm lợi, miệng hôi ở trẻ em là cam miệng (nha cam khẩu xú). Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng;
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY